Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Cách đối phó với bọn cho vay nặng lãi
  • Thứ tư, 31/08/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1664 Lượt xem

Cách đối phó với bọn cho vay nặng lãi

Một trong những hành vi liều lĩnh khác của bọn cho vay nặng lãi. Đó chính là việc gửi tin nhắn, thư, gọi điện cho người vay và tự nhận là công an, phường xã, tòa án, luật sư,… mời người vay đến một địa chỉ nào đó để làm việc.

Vay tiền để giải quyết các vấn đề tài chính là một lựa chọn hữu ích giúp chúng ta nhanh chóng vượt qua những khó khăn. Thông thường, người đi vay sẽ chọn các hình thức vay tín chấp, thế chấp từ tổ chức tín dụng. Vậy nhưng, vẫn có nhiều người chọn cách vay khác nhanh hơn và dính “bẫy tín dụng đen”, khi đó nhiều người phải tìm cách đối phó với bọn cho vay nặng lãi.

Bài viết sau sẽ giúp Khách hàng sẽ có những cách xử lý hiệu quả để giải quyết với các bên tín dụng đen.

Thế nào là vay nặng lãi?

Pháp luật quy định mức lãi suất trong các khoản giao dịch không vượt quá 20%/năm . Trong trường hợp bên cho vay yêu cầu lãi suất lớn hơn 20%/năm thì được coi là vay nặng lãi. Tuy nhiên, nhiều người dân không biết hoặc không quan tâm tới điều này, họ chỉ quan tâm tới số tiền mình được vay là bao nhiều mà không may đã rơi vào các bẫy tín dụng của các đối tượng giăng ra.

Chúng sẽ thực hiện đủ mọi biện pháp để dụ dỗ người dân tham gia vay tiền của chúng như việc phát tờ rơi, quảng cáo tràn lan với những ưu đãi khủng kèm theo phần quà hấp dẫn. Hoặc chúng cũng có thể mạo danh, núp bóng dưới các tổ chức tín dụng cho vay lãi suất trả góp, vay thế chấp, vay online nhưng thực chất ngầm cho vay tín dụng đen.

Cách đòi nợ của bọn cho vay nặng lãi

Những hình thức đòi nợ vay nặng lãi rất đa dạng và nguy hiểm. Nếu như phương pháp đòi nợ không vi phạm pháp luật và không ảnh hưởng đến người đi vay thì không sao. Nhưng với những cách đòi nợ của bọn cho vay nặng lãi lại khiến người vay hoảng sợ. Đặc biệt với những mức lãi suất quá cao khiến người vay không còn khả năng chi trả.

– Nhắn tin, gọi điện mỗi ngày

Nếu như đến gần ngày trả tiền lãi hàng tháng, công ty đòi nợ sẽ liên hệ nhắn tin gọi điện mỗi ngày. Mục đích để nhắc nhở người vay đón tiền đóng thời hạn. Nếu như trong trường hợp đến ngày mà vẫn chưa đóng đủ tiền thì nhân viên sẽ gọi điện mỗi ngày.

Sau nhiều lần gọi điện nhắc nhở mà bạn vẫn chưa trả tiền. Lúc này những lời nói đe dọa sẽ được đưa ra. Nếu như bạn cố tính vẫn không trả thì họ sẽ liên hệ làm phiền sang cả người nhà, bạn bè gọi điện mỗi ngày. Tuy nhiên, đây chỉ là hình thức đòi nợ nhẹ nhàng nhất.

– Đe dọa khủng bố người thân

Hình thức này rất nhiều người đang sử dụng, họ sẽ điều một số thanh niên đến tận nhà bạn. Lúc này những sự việc như ném mắm tôm, tạt sơn, phá hoại… sẽ diễn ra. Nếu như các bạn không trả thì họ sẽ đe dọa đến người thân của người đi vay. Thông thường những sự việc này không được đưa ra pháp luật do bạn đang cho rằng mình  đang bị mắc nợ.

– Giả danh là công an, tòa án

Một trong những hành vi liều lĩnh khác của bọn cho vay nặng lãi. Đó chính là việc gửi tin nhắn, thư, gọi điện cho người vay và tự nhận là công an, phường xã, tòa án, luật sư,… mời người vay đến một địa chỉ nào đó để làm việc.

Không những chỉ gửi cho người vay tiền, mà tất cả người thân, bạn bè đều nhận được với nội dung tương tự.

– Bắt cóc

Hình thức này rất nguy hiểm mà thông thường chỉ những công ty đòi nợ thuê lớn mới dám làm. Sau nhiều lần đe dọa không thành. Họ sẽ tiến hành bắt cóc người thân của bạn và đánh đập. Hình thức này bị pháp luật nghiêm cấm nhưng nhiều công ty vẫn thực hiện công khai.

Cho vay tín dụng đen có đi tù không?

Theo quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017 , người phạm tội cho vay nặng lãi bị xử lý như sau:

Cho vay trong giao dịch dân sự với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Bên cạnh đó, theo Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể như sau:

Trường hợp người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng, mà số tiền thu lợi bất chính của mỗi lần phạm tội từ 30.000.000 đồng trở lên, nếu mỗi lần phạm tội đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì ngoài việc bị áp dụng khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính, họ còn bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.

Trường hợp người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng mà các lần thu lợi bất chính đều dưới 30.000.000 đồng nhưng tổng số tiền thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên và các hành vi này chưa lần nào bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính của các lần cho vay lãi nặng, không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.

Trường hợp người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng, trong đó có một lần cho vay lãi nặng, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên và hành vi cho vay lãi nặng này chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; còn các hành vi cho vay lãi nặng khác thu lợi bất chính dưới 30.000.000 đồng, các hành vi này chưa bị xử phạt vi phạm hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính của các lần cho vay lãi nặng, không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.

Trường hợp người cho vay lãi nặng thực hiện nhiều hành vi khác nhau liên quan đến việc đòi nợ (như: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần, gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe hoặc có hành vi khác để lấy tài sản,…) thì tùy từng trường hợp họ còn bị xử lý hình sự về tội phạm tương ứng, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

Trường hợp người cho vay lãi nặng nhằm thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên, nhưng vì nguyên nhân ngoài ý muốn mà người cho vay chưa thu lợi bất chính hoặc đã thu lợi bất chính dưới 30.000.000 đồng, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính mà họ nhằm đạt được. Việc xác định số tiền thu lợi bất chính được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 6 Nghị quyết này. Khi quyết định hình phạt, Tòa án áp dụng Điều 15 và khoản 3 Điều 57 của Bộ luật Hình sự về phạm tội chưa đạt.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Cách đối phó với bọn cho vay nặng lãi. Khách hàng quan tâm có vướng mắc khác liên quan vui lòng phản ánh trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ được nhanh chóng, tận tình.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi