Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Các trường hợp thừa kế thế vị theo pháp luật?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 561 Lượt xem

Các trường hợp thừa kế thế vị theo pháp luật?

Trong trường hợp cha đẻ chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với ông nội thì khi ông nội chết con sẽ thay thế vị trí của cha để hưởng thừa kế từ di sản mà ông nội để lại đối với phần di sản mà cha mình được hưởng nếu còn sống.

Thừa kế thế vị thực chất là mối quan hệ giữa người được thế vị (người con của người chết để lại di sản) và người thế vị (cháu, chắt của người chết để lại di sản thừa kế) đối với tài sản mà của người chết để lại.

Vậy các trường hợp thừa kế thế vị theo pháp luật là? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi.

Trường hợp 1: Cháu thế vị cha hoặc mẹ để hưởng di sản của ông, bà

Trong trường hợp cha đẻ chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với ông nội thì khi ông nội chết con sẽ thay thế vị trí của cha để hưởng thừa kế từ di sản mà ông nội để lại đối với phần di sản mà cha mình được hưởng nếu còn sống.

Nếu cha đẻ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với bà nội thì khi bà nội chết, con được thay thế vị trí của cha để hưởng thừa kế từ di sản mà bà nội để lại đối với phần di sản mà cha mình được hưởng nếu còn sống.

Trong trường hợp mẹ đẻ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông ngoại thì khi ông ngoại chết, con sẽ thay thế vị trí của mẹ để hưởng thừa kế từ di sản mà ông ngoại để lại đối với phần di sản mà mẹ mình được hưởng nếu còn sống.

Nếu mẹ đẻ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với bà ngoại thì khi bà ngoại chết, con sẽ thay thế vị trí của mẹ để hưởng thừa kế từ di sản mà bà ngoại để lại đối với phần di sản mà mẹ mình được hưởng nếu còn sống.

Ngoài ra, thừa kế thế vị được xét trên tổng thể về sự đan xen huyết thống với nuôi dưỡng giữa người để lại di sản với con cháu của người đó nên khi xác định cháu có được thế vị hay không, cần theo ba căn cứ sau:

Thứ nhất, nếu giữa các đời đều có quan hệ huyết thống (A sinh ra B và B sinh ra C) thì đương nhiên cháu sẽ được thế vị trong mọi trường hợp nếu có đủ các điều kiện đã xét ở phần trên.

Thứ hai, nếu quan hệ giữa các đời đều là nuôi dưỡng (A nhận nuôi B và B nhận nuôi C) thì đương nhiên thế vị không được đặt ra trong mọi trường hợp.

Thứ ba, nếu có sự đan xen cả huyết thống lẫn nuôi dưỡng giữa các đời thì cần xác định theo các trường hợp sau:

 + Nếu quan hệ giữa đời thứ nhất với đời thứ hai là nuôi dưỡng nhưng quan hệ giữa đời thứ hai với đời thứ ba lại là huyết thống (A nhận nuôi B và B sinh ra C) thì được thừa kế thế vị.

Trường hợp này cũng được áp dụng đối với con riêng của vợ, của chồng nếu con con riêng với mẹ kế, bố dượng được thừa nhận là có quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con.

+ Nếu quan hệ giữa đời thứ nhất với đời thứ hai là huyết thống nhưng quan hệ giữa đời thứ hai với đời thứ ba lại là nuôi dưỡng (A sinh ra B và B nhận nuôi C) thì không đương nhiên được thừa kế thế vị, chỉ được thế vị nếu được người để lại di sản coi như cháu ruột.

Trường hợp 2: Chất thế vị cha hoặc mẹ để hưởng di sản của cụ

Để dễ hiểu khi xác định các trường hợp chất được thừa kế thế vị di sản của cụ chúng tôi xin đặt quy ước sau:

A———-B———C————D

Trong đó, giữa các chữ được nối liền với nhau bằng nét gạch ngang giữa là chỉ mối quan hệ giữa cha, mẹ và con; (A và B, B và C, C và D); giữa các chữ cách nhau một chữ là chỉ mối quan hệ giữa ông, bà với cháu (A và C, B và D); giữa các chữ cách nhau hai chữ là chỉ mối quan hệ giữa cụ với chất (A và D).

Theo quy ước trên, chúng ta xác định chất được thừa kế thế vị của cụ trong các trường hợp sau đây:

+ Trong trường hợp ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại (B) chết trước người để lại di sản là cụ (A), cha, mẹ (C) cũng đã chết trước người để lại di sản nhưng chết sau ông, bà nội, ông ngoại bà ngoại thì chắt (D) được hưởng phần di sản mà cha, mẹ mình được hưởng nếu còn sống vào thời điểm người để lại di sản chết (C thế vị B để hưởng thừa kế di sản của A đối với phần di sản mà B được hưởng nếu còn sống và D lại thế vị C để hưởng di sản của A đối với phần di sản mà C được hưởng nếu còn sống). 4 + Trong trường hợp ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại (B) và cha, mẹ (C) đều chết cùng thời điểm với người để lại di sản (A) thì chắt (D) được hưởng phần di sản mà cha, mẹ mình được hưởng nếu còn sống vào thời điểm mở thừa kế.

+ Trong trường hợp ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại (B) chết trước người để lại di sản (A), cha, mẹ (C) chết sau ông, bà nhưng chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì chắt (D) được hưởng phần di sản mà cha, mẹ mình được hưởng nếu còn sống vào thời điểm mở thừa kế.

+ Trong trường hợp B không được quyền hưởng di sản của A nếu C chết trước A thì D cũng được thế vị C để hưởng thừa kế đối với di sản của A.

+ Ngoài ra, nếu có sự đan xen cả huyết thống lẫn nuôi dưỡng giữa các đời thì việc thừa kế thế vị của chất được xét theo các trường hợp sau đây:

Thứ nhất, trường hợp con nuôi chết trước người để lại di sản là cha, mẹ nuôi, đồng thời con đẻ của người con nuôi cũng đã chết trước người để lại di sản (nhưng chết sau cha hoặc mẹ) thì cháu của người con nuôi đó (tức là chất của người để lại di sản) được hưởng phần di sản mà cha mẹ của chất được hưởng nếu còn sống vào thời điểm người để lại di sản chết.

Thứ hai, trong các trường hợp nếu xét về tính đan xen giữa huyết thống và nuôi dưỡng mà thấy rằng con của một người không đương nhiên trở thành cháu của cha, mẹ người đó thì thừa kế thế vị không được đặt ra.

Chẳng hạn, quan hệ giữa A—B—C, trong đó B là con đẻ của A nhưng nếu C là con nuôi của B thì C không đương nhiên là cháu của A. Theo lôgic trên mà suy thì con của con nuôi của một người không đương nhiên trở thành chất của cha, mẹ người đó. Chẳng hạn, quan hệ giữa A—B—C—D, trong đó B là con của A nhưng C là con nuôi của B và D là con của C (kể cả con đẻ hoặc con nuôi) thì D không đương nhiên trở thành chất của A. Trong khi luật quy định rằng chỉ có cháu mới là người thừa kế thế vị của ông, bà, chỉ có chất mới là người thừa kế thế vị của cụ.

Vì vậy sẽ không đặt ra vấn đề thừa kế thế vị trong các trường hợp sau: Con nuôi của một người không được thừa kế thế vị di sản của cha đẻ, mẹ đẻ người đó; Con nuôi của một người không được thừa kế thế vị di sản của cha nuôi, mẹ nuôi người đó; Con (dù là con đẻ hay con nuôi) của một người không được thừa kế thế vị di sản của cha, mẹ (cả của cha, mẹ đẻ, cả của cha, mẹ nuôi) của người đó.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi