Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động
  • Thứ ba, 14/05/2024 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2148 Lượt xem

Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động

Điều 8 là một trong số ít Điều của BLLĐ thuộc nhóm quy phạm cấm. Đây là những hành vi mà các chủ thể không được phép thực hiện khi tham gia quan hệ lao động và các quan hệ liên quan đến quan hệ lao động.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động là gì?

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động

1. Phân biệt đối xử trong lao động.

2. Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.

3. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

4. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật. 

5. Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

6. Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.

7. Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.

Tư vấn về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động

Điều 8 là một trong số ít Điều của BLLĐ thuộc nhóm quy phạm cấm. Đây là những hành vi mà các chủ thể không được phép thực hiện khi tham gia quan hệ lao động và các quan hệ liên quan đến quan hệ lao động. Các hành vi bị cấm nói trên chủ yếu được quy định để bảo vệ người lao động, các hành vi này đều xuất phát từ yêu cầu của tiêu chuẩn lao động quốc tế – đặc biệt là các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản (xóa bỏ cưỡng bức lao động, phân biệt đối xử, lao động trẻ em).

Ngoài ra, các hành vi quấy rối tình dục, buôn bán người, sử dụng lao động chưa qua đào tạo, trục lợi, bóc lột sức lao động… là những hành vi vi phạm nhân quyền, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người lao động hoặc có nguy cơ lạm dụng sức lao động hay an toàn đến sức khỏe, tính mạng người lao động.

Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng các biểu hiện của hành vi bị cấm trong thực tế diễn ra hết sức đa dạng, phức tạp, khó kiểm soát, thêm nữa người lao động bị vi phạm nhưng vì những lý do tế nhị hoặc rào cản về văn hóa mà lựa chọn im lặng, không tố giác vụ việc.

Chính vì vậy, để các hành vi bị cấm không xảy ra trong thực tiễn rất cần sự thay đổi nhận thức, quan niệm của xã hội, người lao động, người sử dụng lao động và các thiết chế đủ mạnh để các bên của quan hệ lao động không muốn, không thể và không dám thực hiện các hành vi bị cấm đã được BLLĐ quy định. 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi