Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 932 Lượt xem

Các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật

Sử dụng người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ trường hợp người lao động là người khuyết tật đồng ý.

Các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật là các hành vi nào?

Các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật theo Điều 160 Bộ luật lao động như sau:

1. Sử dụng người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ trường hợp người lao động là người khuyết tật đồng ý.

2. Sử dụng người lao động là người khuyết tật làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành mà không có sự đồng ý của người khuyết tật sau khi đã được người sử dụng lao động cung cấp đầy đủ thông tin về công việc đó. 

Tư vấn về Các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật

Song song với tạo việc làm để người lao động khuyết tật có tiền lương, thu nhập đảm bảo cuộc sống thì vấn đề an toàn và sức khỏe cho người lao động khuyết tật là mối quan tâm hàng đầu của Nhà nước. Nếu như trước kia Bộ luật quy định cấm sử dụng lao động là người khuyết tật suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm và cấm sử dụng lao động là người khuyết tật làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các 

ất độc hại theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành, thì hiện nay với nền khoa học, kỹ thuật phát triển, sự hỗ trợ của máy móc trong quá trình làm việc giúp người khuyết tật có nhiều cơ hội việc làm hơn so với trước kia, vì vậy pháp luật đã có sự điều chỉnh theo hướng quy định “mở”. Theo đó, Bộ luật quy định các hành vi nghiêm cấm sử dụng người lao động khuyết tật làm thêm giờ, làm ban đêm hoặc làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nhưng vẫn có loại trừ trong trường hợp được sự đồng ý của người lao động khuyết tật. 

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi