Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 860 Lượt xem

Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động

Theo các tài liệu của ILO ghi nhận thì lao động giúp việc gia đình, đặc biệt lao động giúp việc gia đình làm việc tại nước ngoài là đối tượng lao động dễ bị bóc lột và lạm dụng. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do tính chất đồng lao động nữ của lĩnh vực lao động giúp việc gia đình, cách nhìn nhận phổ biến đối với công việc này là một loại hình lao động tay nghề thấp và do môi trường công việc khép kín trong gia đình.

Quy định về Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động 

Điều 165 Bộ luật lao động quy định về các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động như sau:

“ 1. Ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực đối với lao động là người giúp vic gia đình. 

2. Giao việc cho người giúp việc gia đình không theo hợp đồng lao động. 3. Giữ giấy tờ tùy thân của người lao động.”

Bình luận về Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động 

Theo các tài liệu của ILO ghi nhận thì lao động giúp việc gia đình, đặc biệt lao động giúp việc gia đình làm việc tại nước ngoài là đối tượng lao động dễ bị bóc lột và lạm dụng. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do tính chất đồng lao động nữ của lĩnh vực lao động giúp việc gia đình, cách nhìn nhận phổ biến đối với công việc này là một loại hình lao động tay nghề thấp và do môi trường công việc khép kín trong gia đình.

Môi trường làm việc này có thể làm tăng các nguy cơ rủi ro như bị cô lập, bị phụ thuộc và lạm dụng sức lao động. Chính vì vậy, để bảo vệ người lao động là giúp việc gia đình, pháp luật quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động.

Trong đó có nhóm hành vi xâm hại tới thể xác, tinh thần của người lao động (ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực); hành vi lạm dụng sức lao động của người lao động (giao việc cho người giúp việc gia đình không theo hợp đồng lao động và hành vi sử dụng lợi thế của người chủ để khống chế người lao động giúp việc gia đình (giữ giấy tờ tùy thân của người lao động). Các quy định này cũng thống nhất với các quy định về hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động (Điều 8 của BLLĐ), góp phần cảnh báo và là cơ sở để xử lý vi phạm đối với người sử dụng lao động có hành vi được quy định tại điều này.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi