Bồi thường thiệt hại trong vụ án hiếp dâm như thế nào?
Con gái tôi chưa đủ 18 tuổi và bị xâm hại tình dục. Gia đình phía người phạm tội đã đến nhà tôi xin lỗi và bồi thường thiệt hại nhưng tôi không biết mức bồi thường bao nhiêu là thỏa đáng. Vậy xin hỏi theo quy định của pháp luật thì mức bồi thường là bao nhiêu?
Câu hỏi:
Con gái tôi 17 tuổi và bị xâm hại tình dục, đối tượng thực hiện hành vi phạm tội đã bị công an bắt giam và đang trong quá trình điều tra về tội hiếp dâm. Bên phía gia đình người phạm tội đã đến nhà tôi xin lỗi và yêu cầu được bồi thường, nhưng tôi không biết mức bồi thường bao nhiêu là thỏa đáng. Vậy tôi xin hỏi theo quy định của pháp luật thì mức bồi thường cho hành vi xâm hại tình dục con gái tôi là bao nhiêu? Người xâm hại tình dục con gái tôi sẽ bị phạt thế nào
Trả lời:
Chào bạn, với câu hỏi: Bồi thường thiệt hại trong vụ án hiếp dâm như thế nào? Chúng tôi trả lời như sau:
Thứ nhất: Người phạm tội sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự:
Qua quá trình điều tra, nếu theo kết luận của cơ quan tiến hành tố tụng, đối tượng thực hiện hành vi xâm hại tình dục con gái bạn phạm tội hiếp dâm thì theo khoản 4 Điều 141 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017:
” Phạm tội đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.”
Thứ hai: Người phạm tội sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự như sau:
Do bạn không đề cập tới việc con gái bạn có bị tổn hại đến sức khỏe hay không, mức tổn hại là bao nhiêu nên chúng tôi xin đưa ra những quy định của pháp luật như sau:
Người thực hiện hành vi phạm tội sẽ phải bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm và bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm cho người bị hại theo quy định của Bộ luật dân sự cụ thể:
Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm: Căn cứ theo quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự năm 2015 thì:
“ 1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”
Tại Khoản 1 Mục 2 Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn chi tiết về bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm: Điều 592 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
” 1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
c) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”
Ngoài ra bạn còn có thể tham khảo chi tiết tại Khoản 3 Mục 2 Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP
Như vậy, với những quy định của pháp luật như trên thì bạn có thể tính mức mà bên người phạm tội cần phải bồi thường cho con gái bạn một cách thỏa đáng
Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Vi phạm pháp luật đất đai là gì?
Trong quan hệ pháp luật đất đai, những hành vi như giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không đúng thẩm quyền, lấn chiếm đất đai, chuyển QSDĐ trái phép... là những hành vi vi phạm pháp...
Bị lừa vay tiền qua app phải làm sao?
Bài viết này của công ty Luật Hoàng Phi cung cấp thông tin khi bị lừa vay tiền qua app phải làm sao? Mời quý khách tham khảo, trường hợp cần tư vấn quý khách có thể liên hệ với chúng tôi để được tư...
Tại sao nói ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan?
Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, điều này có nghĩa là nội dung của ý thức là do thế giới khách quan quy định, nhưng ý thức là hình ảnh chủ quan, là hình ảnh tinh thần chứ không phải là hình ảnh vật lý, vật chất như chủ nghĩa duy vật quan...
Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng năm 2024
Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng thường được cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng thường xuyên trong các quan hệ dân sự đó là đặt cọc, thế chấp tài sản, cầm cố tài...
Có thể nhờ người khác thực hiện nghĩa vụ thay mình được không?
Trong trường hợp không thể tự mình thực hiện nghĩa vụ tôi có thể nhờ người khác thực hiện nghĩa vụ thay tôi hay...
Xem thêm