Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Bộ đội có được xăm hình không?
  • Thứ tư, 09/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 619 Lượt xem

Bộ đội có được xăm hình không?

Về tiêu chuẩn hình xăm được coi là kinh dị, kỳ quái, kích động, bạo lực gây phản cảm sẽ được phổ biến trực tiếp tại địa điểm khám sức khỏe tuyển chọn thi vào các trường quân đội, các cơ quan liên quan được yêu cầu áp dụng nhiều biện pháp để đánh giá cẩn thận tính chất và mức độ của hình xăm để phân loại.

Tiêu chuẩn Tham gia nghĩa vụ quân sự

Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP tiêu chuẩn để công dân được tuyển chọn tham gia nghĩa vụ quân sự được quy định như sau:

– Tuổi đời:

+ Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.

+ Công dân nam được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo thì tuyển chọn và gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

– Tiêu chuẩn chính trị:

+ Thực hiện theo Thông tư liên tịch 50/2016/TTLT-BQP-BCA quy định về tiêu chuẩn tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam;

+ Đối với các cơ quan đơn vị, vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội; lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ; lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng.

– Tiêu chuẩn sức khỏe:

+ Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định;

+ Đối với các cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội; lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ; lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng;

+ Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS.

– Tiêu chuẩn văn hoá:

+ Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao xuống thấp. Những địa phương có khó khăn không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn số công dân có trình độ văn hóa lớp 7.

+ Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 người thì được tuyển không quá 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên.

Tham gia nghĩa vụ quân sự có được xăm hình không?

Quy định về hình xăm, chữ xăm khi xét duyệt tiêu chuẩn tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ vào phục vụ trong Quân đội được quy định tại Thông tư liên tịch 50/2016/TTLT-BQP-BCA ngày 15/4/2016 của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quy định tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam;

Theo đó tại khoản 9 Điều 5 quy định không tuyển chọn vào phục vụ trong Quân đội những trường hợp sau:

“Trên cơ thể có hình xăm, chữ xăm có nội dung chống đối chế độ, chia rẽ dân tộc, mang tính kinh dị, kỳ quái, kích động tình dục, bạo lực. Hình xăm, chữ xăm gây phản cảm ở vị trí lộ diện, như: Mặt, đầu, cổ; từ 1/2 cánh tay trên trở xuống, từ 1/3 dưới đùi trở xuống. Hình xăm, chữ xăm chiếm diện tích từ 1/2 lưng, ngực, bụng trở lên.”

Như vậy, quy định về hình xăm, chữ xăm trên cơ thể là một trong những nội dung thuộc tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức trong công tác tuyển chọn nghĩa vụ quân sự.

Vì vậy, quá trình tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ, nếu để những công dân có hình xăm, chữ xăm với nội dung nêu trên nhập ngũ vào Quân đội, gây phản cảm, ảnh hưởng đến hình ảnh, lễ tiết tác phong của người quân nhân cách mạng, xây dựng môi trường văn hóa trong Quân đội. Những công dân trên cơ thể có hình xăm, chữ xăm không thuộc các quy định trên hoặc có thể tẩy xóa thì vẫn được xem xét, tuyển chọn nghĩa vụ quân sự.

Thực tế hiện nay, một số công dân đã lợi dụng quy định này cố tình xăm hình, xăm chữ lên cơ thể trước thời điểm khám tuyển để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự, gây dư luận bất bình trong nhân dân.

Để kịp thời ngăn chặn các hành vi lợi dụng, trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự, hằng năm Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo rút kinh nghiệm và có hướng dẫn chi tiết cụ thể về hình xăm, chữ xăm khi tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ, do đó, chất lượng công tác tuyển quân từng bước được nâng lên; góp phần hạn chế hành vi công dân lợi dụng hình xăm, chữ xăm trên cơ thể để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Tiêu chuẩn xét tuyển chọn các trường quân đội có được xăm hình?

Bộ Quốc phòng đã ban hành điều kiện để tuyển sinh vào trường quân đội được quy định tại Khoản 2 Điều 14 Thông tư 01/VBHN-BQP ngày 11/05/2018 do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội, cụ thể như sau:

Khoản 2 Điều 14 Thông tư 01/VBHN-BQP quy định tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức:

“2. Chính trị, đạo đức

a) Phẩm chất đạo đức tốt, là đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, lý lịch chính trị gia đình và bản thân phải rõ ràng, đủ Điều kiện để kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, không vi phạm quy định tại Điều 2 Quy định số 57-QĐ/TW ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng quy định một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng;

b) Quân nhân phải được cấp có thẩm quyền đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian phục vụ tại ngũ;

c) Trên cơ thể không có hình xăm mang tính kinh dị, kỳ quái, kích động, bạo lực gây phản cảm”.

Đối chiếu theo quy định tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức hiện nay đề cập đến việc xăm mình trong quân đội. Trên cơ thể của thí sinh thi tuyển – xét tuyển vào trường quân đội không được phép có hình xăm mang tính kinh dị, kỳ quái, kích động, bạo lực gây phản cảm.

Vì vậy, những thí sinh thi tuyển – xét tuyển vào trường quân đội cần tuyệt đối tuân thủ quy định này và không được có hình xăm mang tính kinh dị, kỳ quái, kích động, bạo lực gây phản cảm trên cơ thể, đảm bảo cho tính chuyên nghiệp, uy tín, giá trị của quân đội. Nói cách khác, thí sinh có hình xăm không phù hợp sẽ không có cơ hội được phục vụ trong quân đội.

Về tiêu chuẩn hình xăm được coi là kinh dị, kỳ quái, kích động, bạo lực gây phản cảm sẽ được phổ biến trực tiếp tại địa điểm khám sức khỏe tuyển chọn thi vào các trường quân đội, các cơ quan liên quan được yêu cầu áp dụng nhiều biện pháp để đánh giá cẩn thận tính chất và mức độ của hình xăm để phân loại.

Bộ đội có được xăm hình không?

Như đã chia sẻ ở trên thì  ngay từ khi tuyển chọn vào các trường quân đội, các thí sinh không được phép có hình xăm mang tính kinh dị, kỳ quái, kích động, bạo lực gây phản cảm trên cơ thể theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Thông tư 01/VBHN-BQP do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội.

Nên có thể hiểu rằng, từ vòng khám sức khỏe, các thí sinh có hình xăm vẫn có thể được xem xét tuyển chọn tùy theo loại hình xăm. Sau khi vào trong quân đội phục vụ, việc các sĩ quân đội hay quân nhân chuyên nghiệp có được xăm hình không sẽ phụ thuộc vào quy định của cơ quan, vị trí công việc và những yếu tố khác tác động trong thực tế để biết được có được xăm hay không. Tuy nhiên, chắc chắn rằng, sĩ quan quân đội và quân nhân chuyên nghiệp không được phép xăm hình mang tính kinh dị, kỳ quái, kích động, bạo lực gây phản cảm trên cơ thể.

Xăm mình trốn tránh nghĩa vụ quân sự có thể bị xử phạt hành chính

Theo điểm a khoản 3 Điều 6, khoản 2 Điều 7 Nghị định 120/2013/NĐ-CP sửa đổi tại Nghị định 37/2022/NĐ-CP người có hành vi xăm mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự thì có thể bị xử phạt hành chính với các mức phạt như sau:

– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người được khám sức khỏe có hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự;

–  Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về: Bộ đội có được xăm hình không? khách hàng theo dõi nội dung bài viết, có vướng mắc khasc vui lòng liên hệ Luật Hoàng Phi: 1900.6557 để được tư vấn, giải đáp nhanh chóng, tận tâm.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (3 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi