Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Thỏa ước lao động tập thể 2024?
  • Thứ ba, 02/01/2024 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4135 Lượt xem

Thỏa ước lao động tập thể 2024?

Thỏa ước lao động tập thể được Bộ luật lao động quy định như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết sau đây để có ngay câu trả lời.

Thỏa ước lao động tập thể là gì?

Theo quy định Điều 75 Bộ luật lao động 2019 về thỏa ước lao động tập thể:

” 1. Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản.

Thỏa ước lao động tập thể bao gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp và các thỏa ước lao động tập thể khác.

2. Nội dung thỏa ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật; khuyến khích có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.”

Tư vấn quy định Thỏa ước lao động tập thể

Thỏa ước lao động tập thể là sản phẩm của quá trình thương lượng tập thể thành công, là kết quả cuối cùng các bên đạt được khi cuộc thương lượng kết thúc. Như vậy, thỏa ước lao động tập thể được ký kết hay không hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả thương lượng tập thể. Vì thế, việc ký kết thỏa ước lao động tập thể không có tính bắt buộc.

Theo định nghĩa tại điều luật này, thỏa ước lao động tập thể được xác lập bằng văn bản, thông qua quá trình thương lượng giữa hai bên chủ thể: tập thể lao động và người sử dụng lao động;

Nội dung thỏa ước lao động tập thể chứa đựng các quy định về điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể. Vì vậy, nội dung của thỏa ước lao động tập thể không hoàn toàn trùng với các nội dung thương lượng tập thể quy định tại Điều 67 BLLĐ, mà chỉ bao gồm những nội dung các bên đã thương lượng thành. Tức là, nội dung thỏa ước lao động tập thể phải bảo đảm được 3 điều kiện:

1) Thuộc các nội dung thương lượng tập thể;

2) Không được trái với quy định của pháp luật và phải có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật, nghĩa là các quyền lợi của người lao động phải cao hơn những quy định tối thiểu, các nghĩa vụ phải thấp hơn các quy định tối đa trong hành lang Bộ luật quy định;

3) Nội dung này phải có đa số (trên 50%) số người của tập thể lao động (đối với thỏa ước doanh nghiệp) hoặc số đại diện Ban chấp hành công đoàn (đối với thỏa ước ngành) biểu quyết tán thành.

Như vậy, so với trước, pháp luật hiện hành quy định điều kiện về nội dung thỏa ước lao động tập thể chặt chẽ hơn. Điều đó nhằm tăng cường trách nhiệm của các bên trong việc thương lượng các vấn đề về quyền, nghĩa vụ, lợi ích, góp phần nâng cao chất lượng của thỏa ước lao động tập thể, cũng như bảo đảm mục đích của việc ký kết thỏa ước lao động tập thể, khắc phục được việc doanh nghiệp ký kết thỏa ước lao động tập thể chỉ mang tính hình thức, chủ yếu nhằm đối phó với cơ quan có thẩm quyền như trước đây.

Ngoài việc đưa ra định nghĩa và yêu cầu của nội dung thỏa ước lao động tập thể, Điều 75 còn quy định các loại thỏa ước lao động tập thể. Theo đó, thỏa ước lao động tập thể gồm bốn loại: thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp và các thỏa ước lao động tập thể khác.

Loại thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp và thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp được quy định cụ thể trong Bộ luật, còn hình thức thỏa ước lao động tập thể khác chưa được Chính phủ quy định. Trong thời gian tới, cần quy định cụ thể về loại thỏa ước lao động tập thể này, tạo cơ sở pháp lý cho sự ra đời nhiều loại thỏa ước lao động tập thể đáp ứng được nhu cầu thực tế đa dạng của các đơn vị hoặc vùng miền có điều kiện lao động và sử dụng lao động tương đối đồng đều, góp phần thúc đẩy sự phát triển ổn định, bền vững, tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và các ngành kinh tế trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể

Theo quy định Điều 82 Bộ luật lao động 2019 về sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể:

1. Thỏa ước lao động tập thể chỉ được sửa đổi, bổ sung theo thỏa thuận tự nguyện của các bên, thông qua thương lượng tập thể.

Việc sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể được thực hiện như việc thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể.

2. Trường hợp quy định của pháp luật thay đổi dẫn đến thỏa ước lao động tập thể không còn phù hợp với quy định của pháp luật thì các bên phải tiến hành sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể cho phù hợp với quy định của pháp luật. Trong thời gian tiến hành sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể thì quyền lợi của người lao động được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Tư vấn quy định Sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể

Trong quá trình thực hiện thỏa ước lao động tập thể, cũng như hợp đồng lao động và nội quy lao động, các bên có quyền sửa đổi, bổ sung. Tuy nhiên, nếu như hợp đồng lao động và nội quy lao động được sửa đổi, bổ sung ngay sau khi ký kết, thì việc sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể chỉ đặt ra khi thỏa ước lao động tập thể đã được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Tùy thuộc vào thời hạn của thỏa ước lao động tập thể mà pháp luật quy định thời hạn được tiến hành sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể.

Điều 77 Bộ luật lao động 2012 quy định, chỉ sau 03 tháng thực hiện đối với thỏa ước lao động tập thể có thời hạn dưới 01 năm và sau 06 tháng thực hiện đối với thỏa ước lao động tập thể có thời hạn từ 01 đến 03 năm thì các bên mới được quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể. Quy định như vậy nhằm bảo đảm để thỏa ước lao động tập thể phải được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định và các quy định trong thỏa ước đã được kiểm nghiệm trên thực tế nhằm góp phần ổn định trong một thời gian nhất định hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm hoà bình công nghiệp, tránh sự xáo trộn trong doanh nghiệp.

Sau thời gian thực hiện và kiểm nghiệm này, các bên mới xác định chính xác những nội dung bất cập, chưa phù hợp để nhằm bảo đảm hơn quyền, lợi ích, nghĩa vụ của bên mình và lợi ích chung. Qua đó, do phải thực hiện trong một khoảng thời gian nên quy định này cũng nhằm tăng cường trách nhiệm các bên trong quá trình thương lượng tập thể. Không phải mọi trường hợp các bên chỉ được sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể sau một khoảng thời gian quy định như trên. Trong trường hợp quy định của pháp luật thay đổi mà dẫn đến thỏa ước lao động tập thể không còn phù hợp, thì hai bên phải tiến hành sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể trong vòng 15 ngày, kể từ ngày quy định của pháp luật có hiệu lực. Mục đích của quy định nêu trên là nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên, hạn chế các vi phạm pháp luật ngay từ các thoả thuận trái pháp luật hoặc không còn phù hợp các quy định của pháp luật hiện hành tại thời điểm thoả ước có hiệu lực.

Tuy nhiên, hiện nay, Bộ luật lao động năm 2019 không còn quy định về thời hạn có quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung thoả ước lao động tập thể.

Trong thời gian tiến hành sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể thì quyền lợi của người lao động được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Đánh giá bài viết:
4.6/5 - (7 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi