Quy định doanh nghiệp cho thuê lại lao động 2024
Cho thuê lại lao động là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Những điều kiện cụ thể được quy định tại khoản 1 điều 54 Bộ luật lao động. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải ký quỹ và được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động
Quy định của pháp luật lao động về doanh nghiệp cho thuê lại lao động:
Theo quy định Điều 54 Bộ luật lao động về doanh nghiệp cho thuê lại lao động:
Điều 54. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động
1. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải ký quỹ và được cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.
2. Chính phủ quy định việc ký quỹ, điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động.
Tư vấn quy định doanh nghiệp cho thuê lại lao động
– Cho thuê lại lao động là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Những điều kiện cụ thể được quy định tại Khoản 1 Điều 54 Bộ luật Lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải ký quỹ và được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động.
Ký quỹ là một trong những nghĩa vụ bắt buộc của doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động và cũng là một trong những điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động. Hoạt động cho thuê lại lao động là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro, có thể ảnh hưởng tiêu cực tới quyền lợi của nhiều chủ thể có liên quan, nhất là đối với người lao động cho thuê lại. Tiền ký quỹ được sử dụng để thanh toán tiền lương hoặc bồi thường cho người lao động cho thuê lại trong trường hợp doanh nghiệp cho thuê vi phạm hợp đồng lao động với người lao động cho thuê lại hoặc gây thiệt hại do không bảo đảm về quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động cho thuê lại.
Thủ tục nộp tiền ký quỹ, hoàn trả tiền ký quỹ, rút tiền ký quỹ, thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về lao động đối với việc sử dụng tiền ký quỹ, trách nhiệm của ngân hàng… được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động chỉ được phép hoạt động khi được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động. Để được cấp phép, doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động phải đáp ứng đủ các điều kiện luật định về ký quỹ, trụ sở của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng điều kiện của người quản lý, điều hành doanh nghiệp. Khi đủ điều kiện luật định, doanh nghiệp lập hồ sơ gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, cấp giấy phép theo thủ tục quy định. Điều kiện, thẩm quyền, thủ tục cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
– Để tránh lạm dụng hoạt động cho thuê lại lao động, làm mất cơ hội việc làm của người lao động, Nhà nước quy định thời hạn cho thuê lại lao động tối đa không quá 12 tháng. Thời hạn cho thuê lại lao động theo quy định này được hiểu là thời hạn khống chế đối với một người lao động cho thuê lại với cùng một doanh nghiệp thuê lại lao động. Ví dụ: Doanh nghiệp A (doanh nghiệp cho thuê lao động) cho Doanh nghiệp B thuê lại 10 người lao động làm hướng dẫn viên du lịch thì thời hạn cho thuê trong trường hợp này không được quá 12 tháng.
Hết thời hạn 12 tháng này Doanh nghiệp A không được tiếp tục cho Doanh nghiệp B thuê tiếp số lao động đó. Tuy nhiên, khi hết thời gian cho Doanh nghiệp B thuê lại, Doanh nghiệp A có thể cho Doanh nghiệp c thuê lại số lao động này cũng với thời gian không quá 12 tháng.
Quy định mức tối đa của thời gian cho thuê lại lao động như vậy cũng chưa hoàn toàn hợp lý, bởi vì bản thân danh mục những công việc được thực hiện cho thuê lại cũng không hoàn toàn là công việc có tính tạm thời, ngắn hạn; trên thực tế cũng không ít trường doanh nghiệp có nhu cầu thuê lại lao động kéo dài hơn 12 tháng… Như vậy, quy định này còn mang tính hình thức, có thể gây khó khăn cho các bên liên quan, nhất là cho doanh nghiệp thuê lại.
Bộ luật Lao động không quy định cụ thể việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động mà giao cho Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành. Chính phủ có nhiệm vụ ban hành Nghị định 145/2020/NĐ-CP để quy định chi tiết các nội dung này.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Nguyên tắc xác định bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 204 của Luật Sở hữu trí tuệ là sự tổn thất thực tế về vật chất và tinh thần do hành vi xâm phạm trực tiếp gây ra cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ là thiệt hại thực...
Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng có được xem là tội phạm không?
Em họ tôi là người qua đường tham gia vào truy bắt tên cướp. Trong lúc đang giằng co với tên cướp để lấy lại số vàng thì em tôi có đạp tên cướp ngã ra đường khiến hắn bị gãy tay trái. Vậy trường hợp của em tôi có phải là đã vượt quá giới hạn phòng vệ chính...
Hợp đồng thời vụ được ký tối đa (mấy) bao nhiêu lần?
Tôi đang làm chủ một doanh nghiệp sản xuất vàng mã. Mỗi khi đến trước Tết, vì nhu cầu vàng mã tăng cao, nên doanh nghiệp có thuê thêm 5 lao động làm việc theo hợp đồng thời vụ, đến Tết thì chấm dứt hợp đồng. Vậy mỗi năm lại ký kết hợp đồng thời vụ với 5 lao động này có trái pháp luật...
Quy định pháp luật về bù trừ nghĩa vụ dân sự
Anh Đông đánh anh Tùng bị thương nên phải bồi thường thiệt hại, anh Tùng vay tiền anh Đông chưa trả. Vậy nghĩa vụ của hai bên có được bù trừ cho nhau...
Vận dụng quy luật phủ định của phủ định trong học tập
Sự phát triển biện chứng thông qua nhiều lần phủ định biện chứng, chính là sự thống nhất loại bỏ, kế thừa và phát triển, mỗi lần phủ định biện chứng sẽ mang lại những nhân tố tích cực mới....
Xem thêm