Năng lực bồi thường thiệt hại theo Bộ luật Dân sự?
Người gây ra thiệt hại có thể là bất cứ chủ thể nào: cá nhân, pháp nhân, cơ quan nhà nước… Nhưng việc bồi thường thiệt hại phải do người khác có “khả năng” bồi thường và chính họ phải tham gia vào quan hệ nghĩa vụ, mặc dù hành vi gây ra thiệt hại có thể không do chính họ thực hiện.
Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân là gì?
Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân được quy định tại Điều 586 Bộ luật dân sự như sau:
“1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.”
Tư vấn về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân theo Bộ luật dân sự
Người gây ra thiệt hại có thể là bất cứ chủ thể nào: cá nhân, pháp nhân, cơ quan nhà nước… Nhưng việc bồi thường thiệt hại phải do người khác có “khả năng” bồi thường và chính họ phải tham gia vào quan hệ nghĩa vụ, mặc dù hành vi gây ra thiệt hại có thể không do chính họ thực hiện.
– Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
Trong trường hợp cá nhân đó đã có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. Tức là họ ý thức được hành vi của mình gây ra sẽ gây ra thiệt hại gì cho người khác nên họ phải chịu trách nhiệm với hành vi đó.
– Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
Trong trường hợp này nếu người con gây ra thiệt hại cho người khác thì cha, mẹ sẽ là người bồi thường thiệt hại đó, trong trừng hợp nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để thực hiện việc bồi thường mà người con có tài sản riêng thì sẽ lấy tài sản của con để bồi thường phần còn thiếu đó. Tuy nhiên, trong trường hợp người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại trong thời gian học tại trường thì trường học sẽ thực hiện hành vi bồi thường đó.
– Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.”
Vấn đề này đặt ra với trường hợp người dưới 15 tuổi, mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại nhưng không còn cha mẹ, không xác định được cha mẹ hoặc cha mẹ bị mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự. Như vậy, thì người giám hộ sẽ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại tuy nhiên không phải trong mọi trường hợp.
Người giám hộ có trách nhiệm dùng tài sản của mình để bồi thường thiệt hại, trong trường hợp người giám hộ không có tài sản hoặc tài sản không đủ để bồi thường thì người giám hộ phải dùng tài sản của mình để bồi thường nếu có lỗi trong việc thực hiện trách nhiệm của người giám hộ để người được giám hộ gây thiệt hại cho người khác.
Nếu người giám hộ chứng minh được rằng mình không có lỗi trong việc giám hộ thì sẽ không phải bồi thường. Trong trường hợp người chưa thành niên dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại thì trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại vẫn thuộc về cha mẹ nếu cha mẹ còn sống, người giám hộ chỉ là người dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường thiệt hại chứ không có trách nhiệm bồi thường thay.
Ngoài ra, đối với trường hợp người chưa thanh niên dưới 15 tuổi, người bị mất năng lực hành vi dân sự không còn cha mẹ, mà người giám hộ cũng không có lỗi trong việc giám hộ thì người thiệt hại không được bồi thường mà được coi là rủi ro.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Kháng nghị là gì? Thời hạn kháng nghị?
Kháng nghị là Hành vi tố tụng của người có thẩm quyền, thể hiện việc phản đối toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định của Tòa án với mục đích bảo đảm cho việc xét xử được chính xác, công bằng, đồng thời sửa chữa những sai lầm trong bản án, quyết định của Tòa...
Khi lập vi bằng, Thừa phát lại phải giải thích rõ cho người yêu cầu về giá trị pháp lý của vi bằng. Người yêu cầu phải ký hoặc điểm chỉ vào vi...
Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy...
Người dân có quyền quay phim, chụp công an không?
Thực tế thấy được rằng hoạt cộng của Công an nhân dân là công khai, điều này đảm bảo rằng người dân có quyền giám sát và kiểm soát hoạt động của Công an nhân dân và công an nhân dân phải thực hiện đúng quy định, không vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của nhân...
Luật sư của Doanh nghiệp là gì?
Luật sư doanh nghiệp là việc luật sư cung cấp các dịch vụ pháp lý cho các công ty để đảm bảo sự an toàn về mặt pháp lý, hạn chế và loại trừ các rủi ro trong quá trình hoạt động của Doanh...
Xem thêm