Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tội tổ chức tảo hôn bị xử phạt như thế nào?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3233 Lượt xem

Tội tổ chức tảo hôn bị xử phạt như thế nào?

Tổ chức tảo hôn được hiểu là hành vi tổ chức kết hôn cho người chưa đủ tuổi kết hôn (Luật Hôn nhân và gia đình quy định tuổi kết hôn nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên).

Tội tổ chức tảo hôn là gì?

Tổ chức tảo hôn được hiểu là hành vi tổ chức kết hôn cho người chưa đủ tuổi kết hôn (Luật Hôn nhân và gia đình quy định tuổi kết hôn nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên).

Tội tổ chức tảo hôn được quy định tại Điều 183 Bộ luật hình sự 2015 như sau:

“Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.”

>>>>> Tham khảo: Tảo hôn là gì?

Tư vấn tội tổ chức tảo hôn theo quy định của Bộ luật hình sự

Các yếu tố cấu thành tội tổ chức tảo hôn và tội tảo hôn

– Mặt khách quan

Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:

+ Về hành vi.

– Đối với tội tổ chức tảo hôn. Được thể hiện qua hành vi của một hoặc nhiều người (như bố, mẹ, ông, bà…) đứng ra sắp đặt, bố trí tiến hành kết hôn cho đôi bên nam nữ mà có một hoặc cả hai bên chưa đủ độ tuổi kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.

Ngoài ra nếu có hành vi cưỡng ép kết hôn thì người thực hiện hành vi đó còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng ép kết hôn.

+ Dấu hiệu khác. Người thực hiện các hành vi nêu trên phải thuộc trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi nêu trên mà còn vi phạm thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Lưu ý:

+ Cần chú ý khi áp dụng tình tiết đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, khi áp dụng tình tiết này thì cần xác định hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính trước đây (còn hiệu lực), phải tương đồng với hành vi vi phạm sau này mới coi là tội phạm. 

+ Tội phạm hoàn thành kể từ khi có hành vi xác lập quan hệ vợ chồng cho người nam và người nữ không đủ tuổi kết hôn, hoặc từ sau khi có quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án buộc chấm dứt quan hệ hôn nhân bất hợp pháp đó, nhưng vẫn cố ý duy trì hoặc mặc dù đã bị xử phạt hành chính về hành vi này trước đó.

– Khách thể

Tội phạm nói trên đều xâm phạm đến chế độ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. Cụ thể là vi phạm các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về độ tuổi kết hôn.

– Mặt chủ quan

Người phạm tội đã thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

– Chủ thể

Đối với tội tổ chức tảo hôn, chủ thể là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng là người có quyền uy, trách nhiệm trong gia đình như cha, mẹ, ông, bà, người giám hộ… của đôi nam, nữ.

– Về hình phạt
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (2 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi