Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hôn nhân gia đình Tảo hôn là gì? Hậu quả pháp lý tảo hôn?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tư vấn Luật Hôn nhân gia đình |
  • 12936 Lượt xem

Tảo hôn là gì? Hậu quả pháp lý tảo hôn?

Tảo hôn là khi một trong hai bên hoặc cả hai bên nam và nữ chưa đủ điều kiện kết hôn về mặt độ tuổi (theo như quy định tại điểm a, khoản 1, điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình hiện hành) nhưng vẫn tiến hành việc nam lấy vợ, nữ gả chồng.

Có lẽ mỗi chúng ta đều đã từng không ít lần nghe nhắc đến cụm từ “tảo hôn” trong những cuộc trò chuyện hàng ngày.

Tuy nhiên, không phải tất cả trong chúng ta đều đã nắm rõ và đầy đủ về khái niệm tảo hôn là gì và nguyên nhân sâu xa, phổ biến của việc tảo hôn.

Hiểu được những khúc mắc này, vì thế trong bài viết, Tổng đài tư vấn 1900 6557 của Luật Hoàng Phi sẽ giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích về vấn đề này để hạn chế tình trạng tảo hôn trong toàn xã hội cũng như cho chính bản thân và người thân của mình.

Tảo hôn là gì?

Tảo hôn là khi một trong hai bên hoặc cả hai bên nam và nữ chưa đủ điều kiện kết hôn về mặt độ tuổi (theo như quy định tại điểm a, khoản 1, điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình hiện hành) nhưng vẫn tiến hành việc nam lấy vợ, nữ gả chồng.

Định nghĩa tảo hôn thì cũng đã được quy định cụ thể, khá rõ ràng trong Luật hôn nhân và gia đình 2014. Đây là một hành vi vi phạm pháp luật, không chỉ thế nó còn trái với những chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục của dân tộc, ảnh hưởng đến mục đích của hôn nhân hướng tới là duy trì và phát triển giống nòi.

Ví dụ về hành vi tảo hôn

Hành vi tảo hôn vẫn đang diễn ra tại một số đồng bào các dân tộc thiểu số, trình độ dân trí chưa cao và vẫn còn tồn tại những hủ tục lạc hậu cần được xóa bỏ.

Ví dụ cụ thể về hành vi tảo hôn có thể bạn đã từng nghe nói, bắt gặp trên báo đài hay chính những trường hợp tương tự đã, đang và sẽ có thể xảy ra ngay bên cạnh bạn bất cứ lúc nào. Đó là:

– Cậu bé Vừ A Tông năm nay mới 13 tuổi và cô bé Nông Thị Dí năm nay vừa tròn 10 tuổi

Cả 2 bé đều là dân tộc H’ Mông tại vùng núi Lào Cai – Tây Bắc

Khi 2 bé đang ở độ tuổi lẽ ra phải được cắp sách đến trường thì chính cha mẹ của các em lại bắt ép các em phải lập gia đình, bỏ dở học hành và phải lo cho cuộc sống mưu sinh, gánh nặng cơm áo gạo tiền đè nặng trực tiếp lên vai của các em.

=> Đây là một hành vi vi phạm pháp luật hôn nhân, kết hôn không mang tính tự nguyện của đôi bên nam – nữ; chưa đủ tuổi kết hôn, tuổi đời còn quá trẻ để có thể tự mình lo cho cuộc sống hàng ngày của chính bản thân mình, v.v …

Bên cạnh đó, hành vi trên còn vi phạm quy định trong Luật trẻ em về quyền được giáo dục, đến trường học tập của chúng.

Và vi phạm những chuẩn mực đạo đức xã hội: kết hôn khi còn quá trẻ thì khi sinh con sẽ dễ gây dị dạng bẩm sinh, ảnh hưởng đến việc duy trì nòi giống sau này của toàn dân tộc.

Mục đích hướng tới của hôn nhân là xây dung gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững cũng khó có thể đạt được nếu như tình trạng tảo hôn vẫn còn tiếp diễn.

Nguyên nhân tảo hôn phổ biến

Nguyên nhân tảo hôn thường là những nguyên nhân phổ biến sau đây:

+ Do những hủ tục lạc hậu của một vài dân tộc ít người, cần thời gian dài để xóa bỏ hoàn toàn phong tục không tốt đẹp này.

+ Ngoài ra, một phần nguyên nhân khách quan dẫn đến việc tảo hôn vẫn diễn ra là do một số quy định của pháp luật hiện hành về xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp liên quan đến việc kết hôn khi chưa đủ tuổi theo quy định ở mức rất thấp, không đủ sức răn đe, ngăn chặn kịp thời.

+ Do trình độ dân trí và hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân tại một số vùng núi, vùng sâu vùng xa còn hạn chế, chưa kịp tiếp thu những thay đổi tiến bộ, phù hợp hơn.

+ Công tác tuyên truyền vận động, phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật liên quan đến vấn đề này còn chưa rộng rãi, thường xuyên và chưa sâu sắc.

+ Bên cạnh đó, chính quyền địa phương tại một số nơi có trường hợp tảo hôn thì cũng chưa can thiệp mạnh mẽ, thiếu đi sự kiên quyết, bền bỉ chống lại hành vi sai trái này.

Và một số nguyên nhân khác v.v …

Hâu quả pháp lý của tảo hôn như thế nào?

– Vì tảo hôn thuộc một trong các trường hợp bị cấm có quy định rõ ràng tại khoản 2, điều 5 của Luật hôn nhân và gia đình 2014.

Cho nên chủ thể nào cố ý thực hiện hành vi tảo hôn, cưỡng ép việc kết hôn sớm là hoàn toàn trái với quy định của pháp luật và đều cần phải xử lý nghiêm khắc, đúng theo luật định.

– Khi tảo hôn sẽ có những hậu quả pháp lý sau đây có thể xảy ra, cụ thể là:

+ Bị hủy kết hôn vì trái với quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình

+ Bị xử phạt hành chính do vi phạm quy định trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, mức phạt cụ thể quy định tại điều 58 trong Nghị định 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành.

Một số hậu quả pháp lý khác v.v …

Trên đây là toàn bộ bài viết với nội dung cung cấp các kiến thức, thông tin về khái niệm tảo hôn là gì, ví dụ cụ thể về hành vi tảo hôn, đưa ra một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tảo hôn và một vài hậu quả pháp lý mà tảo hôn có thể gây ra.

Tảo hôn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Theo quy định tại điều 183 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội tổ chức tảo hôn như sau:

Điều 183. Tội tổ chức tảo hôn

Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

Theo quy định trên thì nếu người nào tổ chức việc tảo hôn cho những người chưa đến tuổi kết hôn và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ nên 02 năm.

Ai có quyền hủy kết hôn trái pháp luật từ việc tảo hôn?

Tảo hôn không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây ra hậu quá lớn đối với gia định và xã hội. Theo thủ tục Bộ luật tố tụng dân sự quy định, Tòa án có thẩm quyền xem xét về điều kiện độ tuổi khi kết hôn để xử lý.

Sau khi hủy kết hôn trái pháp luật từ việc tảo hôn, hậu quả pháp lý như sau:

Hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.

Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con (Nếu hai bên đã có con với nhau) được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.

Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định về giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.

LỢI ÍCH KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ TƯ VẤN TẢO HÔN QUA TỔNG ĐÀI 1900 6557

Để được các chuyên viên và luật sư của chúng tôi tư vấn về điều kiện kết hôn và mức xử phạt với hành vi “tảo hôn và tổ chức tảo hôn”, khách hàng chỉ cần thực hiện một thao tác nhỏ là nhấc máy điện thoại và gọi tới SỐ 1900 6557 và làm theo hướng dẫn theo lời chào trong Tổng đài.

Khi kết nối với chúng tôi quý khách có thể:

– Dùng điện thoại cố định hoặc di động và KHÔNG cần nhập mã vùng điện thoại khi gọi tới TỔNG ĐÀI TƯ VẤN 1900 6557

– Thời gian làm việc của TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 1900 6557 bắt đầu từ 8h sáng đến 9h tối tất cả các ngày trong tuần.

Chúng tôi hy vọng việc triển khai kênh tư vấn Điều kiện kết hôn qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN 1900 6557 sẽ hỗ trợ và giúp khách hàng giải đáp những thắc mắc của mình.

Khi bạn cần tư vấn pháp luật những vấn đề liên quan đến luật hôn nhân gia đình, để tư vấn luật hôn nhân gia đình online bạn hãy liên hệ ngay Công ty luật Hoàng Phi. Chúng tôi luôn có mặt 24/7 giúp bạn trả lời những câu hỏi thắc mắc một cách tốt nhất. TỔNG ĐÀI 1900 6557 tự tin có:

+ Luật sư nhiều kinh nghiệm, tận tâm luôn lắng nghe khách hàng;

+ Giải đáp chi tiết tỉ mỉ về những khó khăn trục trặc của khách hàng;

+ Miễn phí hoàn toàn phí luật sư;

+ Tư vấn mọi thủ tục giúp khách hàng có thể kết hôn, ly hôn, phân chia tài sản…hợp lý và không tốn chi phí kiện tục tại Tòa.

Mọi ý kiến thắc mắc hay cần hỗ trợ, tư vấn thêm về các vấn đề liên quan đến tảo hôn quý vị vui lòng liên hệ tới Tổng đài 1900 6557 của Luật Hoàng Phi để được giải đáp, giúp đỡ trực tiếp. Trân trọng !

Đánh giá bài viết:
5/5 - (33 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thuận tình ly hôn có cần phải hòa giải tại Tòa án không?

Việc hoà giải trước khi nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn thì theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về hòa giải tại Tòa án Thì sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải một lần nữa trước khi tiến hành giải quyết ly hôn theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân...

Vợ chồng đã thuận tình ly hôn được ủy quyền cho luật sư thay mặt ra tòa không?

Ly hôn là một trong các quyền nhân thân nên không thể uỷ quyền cho người khác thay mặt mình để tham gia tố tụng. Vì vậy dù vợ chồng thuận tình ly hôn, thì quá trình giải quyết yêu cầu ly hôn hai vợ chồng cũng phải cùng có mặt tại Tòa án để tham gia phiên hòa giải mà không được ủy quyền cho luật sư của...

Giao kết hợp đồng hôn nhân trái pháp luật sẽ bị xử phạt như thế nào?

Hợp đồng hôn nhân là các thỏa thuận liên quan đến mối quan hệ hôn nhân, bao gồm việc kết hôn, ly hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con cái, cũng như việc đảm bảo cấp dưỡng và trách nhiệm trong việc nuôi dạy con...

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không?

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không? Quý vị hãy cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu qua bài viết sau...

Chồng gửi tiết kiệm vợ có rút được không?

Sổ tiết kiệm có thể đứng tên một người hoặc nhiều người (nếu gửi tiết kiệm chung). Khi thực hiện chi trả số tiền tiết kiệm (rút sổ tiết kiệm), người có tên trên sổ tiết kiệm phải tự mình thực hiện thủ tục rút tiền hoặc qua người đại diện, thông qua uỷ quyền hoặc phân chia di sản thừa...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi