Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng năm 2024
Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng thường được cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng thường xuyên trong các quan hệ dân sự đó là đặt cọc, thế chấp tài sản, cầm cố tài sản.
Cùng với sự phát triển không ngừng của kinh tế – xã hội hiện nay việc giao kết hợp đồng đã trở thành một lựa chọn hàng đầu hiện nay. Khi giao kết hợp đồng, chúng ta luôn quan tâm tới việc hai bên thực hiện những nghĩa vụ theo như hợp đồng.
Trong bài viết lần này chúng tôi sẽ cung cấp cho Quý bạn đọc những biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo đúng quy định pháp luật.
Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng
Theo quy định của pháp luật hiện nay cụ thể Điều 292 – Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ như sau:
Điều 292: Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
1. Cầm cố tài sản.
2. Thế chấp tài sản.
3. Đặt cọc.
4. Ký cược.
5. Ký quỹ.
6. Bảo lưu quyền sở hữu.
7. Bảo lãnh.
8. Tín chấp.
9. Cầm giữ tài sản.
Nghĩa vụ là một quan hệ pháp luật dân sự về tài sản, bên có nghĩa vụ phải thực hiện việc chuyển giao vật, làm một việc, không làm một việc để đáp ứng cá yêu cầu của bên có quyền. Trong quan hệ nghĩa vụ, bên có quyền có được đáp ứng yêu cầu của mình hay không lại phục thuộc vào hành vi của bên có nghĩa vụ. Vì thế sẽ có những trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan đã làm ảnh hưởng đến lợi ích của bên có quyền.
Để khắc phục tình trạng này các bên có thỏa thuận xác lập một hoặc nhiều biện pháp bảo đảm quy định tại Điều trên nhằm tăng cường trách nhiệm và bảo đảm việc thực thi nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ.
Theo đó, khi bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ, tùy từng biện pháp bảo đảm, bên có quyền có thể xử lý tài sản bảo đảm, ví dụ như cầm cố, thế chấp, hoặc yêu cầu thanh toán nghĩa vụ, bồi thường thiệt hại, ví dụ như bảo lãnh, ký quỹ hoặc được sở hữu chính tài sản mà bên bảo đảm đã dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, ví dụ như dặt cọc, ký cược.
Như vậy, so với Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã bổ sung thêm hai biện pháp bảo đảm mới, đó là “cầm giữ tài sản” và “bảo lưu quyền sở hữu”. Việc bổ sung hai biện pháp bảo đảm mới nói trên của Bộ luật Dân sự năm 2015 xuất phát từ bản chất “bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của các biện pháp” và nhu cầu công khai hóa thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản, nhằm thuận lợi cho các bên có thể dễ dàng tham gia vào quan hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cũng như đưa tài sản vào lưu thông dân sự.
Nội dung của một số biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng
Nhằm giúp Khách hàng hiểu rõ hơn về các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, nội dung tiếp theo chúng tôi sẽ tư vấn kỹ hơn các quy định về nội dung cụ thể của 03 biện pháp thường gặp trong cuộc sống mà chúng ta hay thắc mắc đó là cầm cố tài sản, đặt cọc, thế chấp tài sản.
– Cầm cố tài sản: Được quy định tại Điều 309 – Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau: Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Cầm cố hiểu theo nghĩa thông thường là cầm giữ tài sản của bên có nghĩa vụ, trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ thì bên nhận cầm cố sẽ xử lý tài sản cầm cố để bù trừ nghĩa vụ.
Cầm cố là một biện pháp bảo đảm có tính hiệu quả nhất trong các biện pháp bảo đảm, bởi vì người nhận cầm cố giữ tài sản của bên cầm cố cho nên khi xử lý tài sản cầm cố sẽ thuận lợi và thanh toán nghĩa vụ kịp thời.
– Thế chấp tài sản: Được quy định chi tiết tại Điều 317 – Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
Điều 317. Thế chấp tài sản
1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
Thế chấp là việc một bên (bên thế chấp) dùng một hoặc nhiều tài sản để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Tài sản thế chấp thường là bất động sản hoặc là động sản nhưng không chuyển giao hoặc việc chuyển giao cho bên nhận thế chấp giữ sẽ gặp khó khăn trong việc giao nhận, giữ gìn và bảo quản.
Bên thế chấp sẽ chuyển giao cho bên nhận thế chấp giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu cho bên nhận thế chấp nếu các bên có thỏa thuận. Việc giữ lấy giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng tài sản hạn chế bên thế chấp định đoạt tài sản. Trường hợp bên thế chấp không thực hiện nghĩa vụ thì bên có quyền (bên nhận thế chấp) sẽ xử lý tài sản bảo đảm để thanh toán nghĩa vụ.
– Đặt cọc: Được quy định tại Điều 328 – Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
Điều 328. Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tà sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Thông thường đặt cọc bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng, cho nên sau khi các bên giao kết hợp đồng thì đặt cọc chấm dứt và tài sản đặt cọc có thể trở thành tài sản thanh toán hợp đồng.
Đặt cọc cũng có thể chỉ bảo đảm cho thực hiện hợp đồng nếu sau khi giao kết hợp đồng các bên mới thỏa thuận về đặt cọc. Ngoài ra, các bên có thể thỏa thuận đặt cọc bảo đảm cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng.
Ví dụ về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
VD: A đang cần số tiền 300 triệu đồng nhưng không có cách xoay sở số tiền trên. Do đó A thế chấp căn nhà của mình (trị giá 2 tỷ) cho Ngân hàng để có số tiền mong muốn. Việc thế chấp căn nhà được thực hiện bằng cách A chuyển giấy tờ đứng tên A (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) cho Ngân hàng để đảm bảo về mặt pháp lý rằng: “Nếu A không có khả năng thanh toán khoản tiền đã vay trong một khoảng thời gian quy định thì Ngân hàng sẽ tiến hành phát mãi tài sản (căn nhà) đó”.
Như vậy, trên đây là một số biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định của pháp luật. Khách hàng theo dõi nội dung bài, có thắc mắc vui lòng phản hồi trực tiếp để nhân viên hỗ trợ.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Thừa kế là việc thực thi chuyển giao tài sản, lợi ích, nợ nần, các quyền, nghĩa vụ từ một người đã chết sang một người còn sống nào đó (cá nhân hoặc tổ...
Theo dõi người khác có vi phạm pháp luật
Người nào theo dõi, điều tra người khác thông qua đồ dùng cá nhân như điện thoại, thư tín có thể bị truy cứu Trách nhiệm hình sự nếu rơi vào các trường hợp quy định tại Điều 159 Bộ luật Hình sự...
Thực trạng tranh chấp về thừa kế tại Việt nam
Người lập di chúc có quyền định đoạt tài sản của mình cho người khác nhưng quyền tự định đoạt đó phải nằm trong một khuôn khổ nhất định. Nếu vượt ra ngoài khuôn khổ đó thì sự định đoạt sẽ bị coi là “xâm phạm đến quyền, lợi ích chính đáng của người...
Chơi hụi bị giật có kiện được không?
Chơi hụi bị giật có thể kiện được, tuy nhiên cần ưu tiên sự thỏa thuận của các bên nếu trong trường hợp không thỏa thuận được thì sẽ khởi kiện ra Tòa...
Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ?
Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới Quý bạn đọc một số nội dung liên quan, nhằm trả lời cho câu hỏi: Các quy phạm pháp luật bắt nguồn...
Xem thêm