Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Bị bạo hành gia đình phải làm sao?
  • Thứ tư, 20/07/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 778 Lượt xem

Bị bạo hành gia đình phải làm sao?

Bạo hành gia đình để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em. Vậy bị bạo hành gia đình phải làm sao?

Bạo hành gia đình là những hành vi tiêu cực trong xã hội, làm ảnh hưởng lớn đến thể xác và tinh thần của các nạn nhân. Đảng và nhà nước ta đã và đang xây dựng các chính sách phòng chống bạo hành gia đình, hỗ trợ nạn nhân bạo hành gia đình một cách hiệu quả nhất. Vậy khi bị bạo hành gia đình phải làm sao?

Bạo hành gia đình là gì?

Trong tiếng Việt, bạo hành được hiểu là sức mạnh dùng để cưỡng bức, trấn áp hoặc lật đổ. Còn đối với pháp luật, bạo hành gia đình hay bạo lực gia đình là hành vi cố ý của các thành viên gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại… với các thành viên khác trong gia đình.

Theo Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007, các hành vi bao lực gia đình bao gồm:

Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình

1.Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;

e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

2.Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.

Bị bạo lực gia đình phải làm sao?

Khi trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình, công dân có quyền:

– Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:

– Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;

– Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;

– Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;

– Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này;

– Một số quyền khác theo quy định của pháp luật.

Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu.

Bên cạnh đó, để giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời phát hiện và giải quyết các trường hợp bạo hành gia đình thì công dân cần phải phối hợp, báo ngay đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình:

Điều 18. Phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình

1.Người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 23 và khoản 4 Điều 29 của Luật này.

2.Cơ quan công an, Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo lực gia đình có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý; giữ bí mật về nhân thân và trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình

.

Xử lý hành vi bạo hành gia đình

Các hành vi bạo hành gia đình có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc nặng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể như sau:

Thứ nhất: Xử phạt hành chính

Các hành vi bạo hành gia đình bị xử phạt căn cứ theo mục 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, ví dụ như:

Điều 52. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình

1.Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

2.Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;

b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

3.Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;

b) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này.

Bên cạnh đó, các hành vi bạo hành gia đình khác cũng bị xử phạt, Quý vị có thể tham khảo các điều luật từ Điều 52 đến Điều 67 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Thứ hai: Truy cứu trách nhiệm hình sự

Căn cứ theo Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình, cụ thể:

– Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

+ Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

+ Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;

+ Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.

Đồng thời, hành vi bạo hành gia đình cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Đ iều 143. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hay Điều 140. Tội hành hạ người khác.

Trên đây là nội dung bài viết bị bạo hành gia đình phải làm sao? cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi