Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Bắt lao động nữ mang thai làm việc vào ban đêm có được không?
  • Thứ bẩy, 23/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1366 Lượt xem

Bắt lao động nữ mang thai làm việc vào ban đêm có được không?

Luật sư cho tôi hỏi: Người sử dụng lao động bắt lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 trở đi làm việc vào ban đêm có đúng với quy định của pháp luật không?

Câu hỏi: 

Tôi tên là Triệu Thị Hường. Tôi đang làm cho công ty dệt may với hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Công ty đang đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm quần áo mùa hè nên rất nhiều việc. Các lao động khác thường xuyên phải làm thêm giờ. Hiện tại tôi đang mai thai được gần 8 tháng rồi nhưng công ty vẫn thường xuyên bố trí cho tôi làm việc ban đêm. Không thay đổi ca làm việc cho tôi. Luật sư cho tôi hỏi công ty bắt lao động nữ mang thai làm việc vào ban đêm có hợp pháp không?

Trả lời: 

Đối với câu hỏi: Bắt lao động nữ mang thai làm việc vào ban đêm có được không? Luật sư của Luật Hoàng Phi xin tư vấn như sau:

Hiện nay nhà nước đang có những chính sách ưu tiên và bảo vệ đối với lao động nữ như: Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà. Có biện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ nhằm giúp lao động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hoà cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình…Nhất là đối với lao động nữ mang thai.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 137 Bộ Luật lao động 2019 về bảo vệ thai sản đối với lao động nữ quy định như sau:

Điều 137. Bảo vệ thai sản

1. Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:

a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.

Như vậy có thể thấy trong trường hợp lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 trở đi thì người sử dụng lao động không được sử dụng họ làm việc vào ban đêm. Trong trường hợp của bạn, bạn làm mang thai gần 8 tháng mà công ty vẫn chưa chuyển đổi ca làm việc, để bạn thường xuyên làm việc vào ban đêm là trái với quy định của pháp luật.

Do đó, để bảo đảm sức khỏe của bạn, cũng như của thai nhi, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng mà lao động nữ mang thai được hưởng, bạn cần kiến nghị với giám đốc công ty về vấn đề này để sớm được giải quyết.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Công ty Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi