Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Bảo vệ quyền dân sự thông qua cơ quan có thẩm quyền
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1041 Lượt xem

Bảo vệ quyền dân sự thông qua cơ quan có thẩm quyền

Trường hợp quyền dân sự bị xâm phạm hoặc có tranh chấp thì việc bảo vệ quyền được thực hiện theo pháp luật tố tụng tại Tòa án hoặc trọng tài.

Bảo vệ quyền dân sự thông qua cơ quan có thẩm quyền là gì?

Bảo vệ quyền dân sự thông qua cơ quan có thẩm quyền là một trong các phương thức bảo vệ quyền dân sự được Bộ luật dân sự ghi nhận tại Điều 14, theo đó, Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân.

Trường hợp quyền dân sự bị xâm phạm hoặc có tranh chấp thì việc bảo vệ quyền được thực hiện theo pháp luật tố tụng tại Tòa án hoặc trọng tài.

Việc bảo vệ quyền dân sự theo thủ tục hành chính được thực hiện trong trường hợp luật quy định. Quyết định giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính có thể được xem xét lại tại Tòa án.

Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng, trong trường hợp này, quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Bộ Chuật này được áp dụng.

Tư vấn Bảo vệ quyền dân sự thông qua cơ quan có thẩm quyền

1. Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân. 

Khi quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạm hoặc có tranh chấp, thì chủ thể có quyền dân sự bị xâm phạm có thể sử dụng các biện pháp để bảo vệ theo quy định của pháp luật dân sự như: tự bảo vệ, ngăn cản, truy tìm, đòi lại tài sản, thực hiện các biện pháp tác động… hoặc yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc trọng tài bảo vệ. Việc bảo vệ quyền dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng tại Điều 4 Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Đây còn được gọi là quyền khởi kiện.

Việc bảo vệ quyền dân sự theo thủ tục hành chính được thực hiện trong trường hợp luật quy định. Quyết định giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính có thể được xem xét lại tại Tòa án.

Người có quyền dân sự có thể yêu cầu người có nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không được thực hiện những hành vi nhất định để đáp ứng yêu cầu của mình, nhưng người có nghĩa vụ có thể thực hiện hoặc không tùy thuộc vào khả năng thực tế và thiện chí của họ.

Rõ ràng, quyền yêu cầu của chủ thể có quyền còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố của người có nghĩa vụ như hoàn cảnh khách quan, ý chí chủ quan của người đó. Khi người có nghĩa vụ không thực hiện những hành vi đáp ứng quyền lợi cho người có quyền thì người có quyền có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ.

2. Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng; trong trường hợp này, quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Bộ luật này được áp dụng. 

Đây là nội dung hoàn toàn mới chưa được quy định trong các bộ luật năm 1995, năm 2005, lần đầu được quy định trong BLDS năm 2015. Để bảo vệ quyền tuyệt đối của chủ thể trong quan hệ dân sự khi bị xâm phạm cũng như do sự đa dạng, phong phú và tính phức tạp của các quan hệ dân sự trong đời sống xã hội mà các nhà làm luật chưa thể dự liệu ngay được.

Với quy định Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng sẽ tạo thuận lợi cho các chủ thể trong quan hệ dân sự khi bị xâm phạm luôn được pháp luật dân sự tôn trọng, bảo vệ.

Khi quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạm và chủ thể có quyền dân sự bị xâm phạm có yêu cầu, thì Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng… Đây có thể xem là quy định có tính chất truyền thống trong BLDS nhiều nước trên thế giới.

Trước đây, kế thừa Bộ Dân luật Pháp năm 1804, quy định này cũng đã được ghi nhận tại Bộ Dân luật Bắc Kỳ năm 1931, Bộ Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ luật năm 1936 và sau này là Bộ Dân luật của Việt Nam cộng hòa năm 1972.

Điều thứ 5, Bộ Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ luật năm 1936 đã quy định: “Phàm quan Thẩm phán nào viện lẽ rằng luật không định, luật không rõ hay là luật không đủ mà thoái thác không xử một việc gì thì có thể bị truy cứu và nghị xử về tội bất khẳng thụ lý như Điều 188 luật hình đã định”. 

Ghi nhận một quy định có tính chất truyền thống của pháp luật dân sự, nhưng khoản 2 Điều 14 mới chỉ ra việc phải áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật để lấp “khoảng trống” của pháp luật, mà chưa có chế tài cụ thể khi Tòa án “từ chối giải quyết vụ, việc dân sự”.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi