Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Bác ruột mất có được nghỉ làm theo Bộ Luật Lao động?
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2560 Lượt xem

Bác ruột mất có được nghỉ làm theo Bộ Luật Lao động?

Các quy định liên quan đến thời gian nghỉ và việc hưởng lương được quy định rõ ràng, hợp lý bảo đảm tốt nhất quyền lợi của cả người lao động và người sử dụng lao động. Điều 15, Bộ Luật Lao động 2019, quy định Nghỉ việc riêng, nghỉ không lương.

Nằm trong các mối quan hệ xã hội, con người luôn chịu tác động qua lại của các mối quan hệ đó. Điều đó, dẫn đến việc phát sinh các công việc riêng cần giải quyết. Do đó, chế độ nghỉ theo quy định của Bộ Luật Lao động là vấn đề nhiều người quan tâm. Để giải đáp các thắc mắc liên quan đến chế độ nghỉ của người lao động, mời quý vị theo dõi bài viết Bác ruột mất có được nghỉ làm theo Bộ Luật Lao động không của công ty chúng tôi.

Chế độ nghỉ việc riêng, nghỉ không lương?

Là một chế độ được đông đảo người sử dụng lao động và người lao động quan tâm, do đó Bộ Luật Lao động 2019 đã dành riêng một điều luật quy định về chế độ nghỉ việc riêng, nghỉ không lương. Các quy định liên quan đến thời gian nghỉ và việc hưởng lương được quy định rõ ràng, hợp lý bảo đảm tốt nhất quyền lợi của cả người lao động và người sử dụng lao động.

Điều 15, Bộ Luật Lao động 2019, quy định Nghỉ việc riêng, nghỉ không lương cụ thể như sau:

“1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Pháp luật quy định người lao động nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong các trường hợp đặc biệt, đó là kết hôn, con đẻ con nuôi kết hôn hoặc Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết. Có thể nói đây là các sự kiện đặc biệt quan trọng trong đời sống của mỗi người, do đó quy định như vậy là phù hợp với phong tục tập quán của người Việt Nam.

Bên cạnh đó, pháp luật quy định rằng người lao động khi nghỉ việc riêng phải thông báo với người sử dụng lao động. Điều đó phù hợp với bản chất của hợp đồng lao động. Trong mối quan hệ lao động, người sử dụng có vai trò quản lý và sử dụng lao động, do đó khi nghỉ việc riêng người lao động buộc phải thông báo cho người sử dụng lao động biết. Đó cũng chính là cơ sở để người sử dụng lao động tính tiền lương cho người lao động phù hợp với các quy định pháp luật.

Mặt khác, Bộ Luật Lao động cũng quy định các trường hợp khác mà người lao động nghỉ không lương và phải thông báo cho người lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

Như vậy, Bộ Luật Lao động 2019  không quy định trường hợp bác ruột mất được nghỉ làm, tuy nhiên khi người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ làm theo quy định tại khoản 3 điều 115 Bộ Luật Lao động.

Kết luận: Khi bác ruột mất, người lao động có thể nghỉ làm không hưởng lương trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động.

Qua nội dung trên, quý bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc Bác ruột mất có được nghỉ làm theo Bộ Luật Lao động không. Vậy, trong trường hợp đó, người lao động được nghỉ mấy ngày, mời theo dõi phần tiếp theo của bài viết.

Bác ruột mất được nghỉ mấy ngày?

Như đã nói ở phần trước, khi bác ruột mất người lao động có thể nghỉ làm không hưởng lượng dựa trên sự thỏa thuận với người lao động. Quan hệ lao động được hình thành dựa trên nền tảng sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động. Khoản 3, điều 115, Bộ Luật Lao động 2019 cũng nêu rõ: “ Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương”.  Do đó, người lao động nghỉ làm trong trường hợp bác ruột mất có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về thời gian nghỉ.

Thông thường, thời gian nghỉ của người lao động được quyết định dựa trên nội quy, quy chế lao động của doanh nghiệp, tổ chức; khối lượng công việc; yêu cầu về tiến độ của công việc;…

Như vậy, qua bài viết Bác ruột mất có được nghỉ làm theo Bộ Luật Lao động không, quý bạn đọc đã có được các thông tin về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương. Chúng tôi mong rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích với quý bạn đọc. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi