Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Bà mẹ Việt Nam anh hùng được hưởng chế độ gì?
  • Thứ tư, 20/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1451 Lượt xem

Bà mẹ Việt Nam anh hùng được hưởng chế độ gì?

Bà tôi được phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Luật sư cho tôi hỏi bà tôi có được hưởng chế độ gì không? Nếu có thì phải làm như thế nào để được hưởng.

Câu hỏi:

Tôi là Nguyễn Hoàng Hà, trước đây bác và chú tôi đều là liệt sỹ và sau đó đến năm 2014 gia đình tôi làm hồ sơ đề nghị để bà tôi được phong tặng danh hiệu bà mẹ Việt Nam anh hùng. Năm vừa rồi bà tôi được tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Luật sư cho tôi hỏi với danh hiệu này thì bà tôi có được chế độ gì không?

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn Luật sư Luật Hoàng Phi xin được trả lời như sau:

Đối với bà mẹ có hai con là liệt sỹ thuộc trường hợp được xét tăng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng và được hưởng các chế độ mà pháp luật quy định.

Theo Điều 3 Nghị định 56/2013/NĐ-CP về chế độ ưu đãi như sau:

Điều 3. Chế độ ưu đãi

1. Bà mẹ được tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” được tặng Bằng, Huy hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.

2. Bà mẹ được truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” thì thân nhân thờ cúng bà mẹ được nhận Bằng, Huy hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.

3. Tổ chức lễ tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” được quy định như sau:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức lễ tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”;

b) Lễ tặng hoặc truy tặng được tổ chức trang trọng, tiết kiệm, có ý nghĩa giáo dục truyền thống; trang trí buổi lễ có dòng chữ: Lễ tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

4. Tổ chức lễ tang khi Bà mẹ Việt Nam anh hùng từ trần được quy định như sau:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức lễ tang với thành phần đại điện cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị – xã hội; cơ quan, đơn vị phụng dưỡng và nhân dân nơi bà mẹ cư trú;

b) Lễ tang được tổ chức trang trọng, tiết kiệm phù hợp với phong tục, tập quán của địa phương; trang trí buổi lễ có dòng chữ: Lễ tang Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

5. Kinh phí tổ chức lễ tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” không quá 01 tháng lương tối thiểu chung cho 01 trường hợp; lễ tang Bà mẹ Việt Nam anh hùng không quá 02 tháng lương tối thiểu chung cho 01 trường hợp.

Bà mẹ Việt Nam anh hùng được hưởng chế độ gì?

Bà mẹ Việt Nam anh hùng được hưởng chế độ gì?

Để thể hiện tấm lòng biết ơn ghi nhớ công lao của những người đã hi sinh, pháp luật nước ta đã cụ thể hóa các chế độ ưu đãi thành các điều luật để bù đắp đối một phần về vật chất cũng như tinh thần với những người đã hi sinh và thân nhân của họ. Như vậy bà bạn được tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng và được hưởng các chế độ như đối với người có công với cách mạng.

–  Cụ thể theo Nghị định 31/2013/NĐ-CP bà bạn được hưởng chế độ sau:

+ Trợ cấp một lần.

+ Phụ cấp hàng tháng từ ngày Chủ tịch nước ký quyết định phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

+ Nếu bà bạn sống ở gia đình được hưởng trợ cấp người phục vụ.

+ Khi bà bạn chết, người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí; đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi.

–  Để hưởng các chế độ này bà bạn làm hồ sơ đề nghị hưởng bao gồm:

+  Bản sao quyết định phong tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

+  Quyết định phụ cấp hàng tháng của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Như vậy trường hợp của bà bạn được hưởng các chế độ như trên. Chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng nói chung và Bà mẹ Việt Nam anh hùng nói riêng là chế độ quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội Việt Nam thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Công ty Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi