Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Anh họ có thể nhận em làm con nuôi được không?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1516 Lượt xem

Anh họ có thể nhận em làm con nuôi được không?

Luật sư vui lòng giải đáp giúp tôi, tôi muốn nhận em họ của mình làm con nuôi có được không? Nếu được thì thủ tục như thế nào?

Câu hỏi: 

Xin chào Luật sư! Tôi tên Vũ năm nay 40 tuổi, tôi đã có gia đình, có công việc và thu nhập ổn định. Tôi có một em gái con của cô 17 tuổi và đang đi học, do gia đình cô đông con và hoàn cảnh khó khăn không đủ khả năng nuôi em họ tôi ăn học, nên tôi muốn nhận em họ của mình làm con nuôi có được không? Nếu được thì tôi cần thực hiện những thủ tục gì?

 Anh họ có thể nhận em làm con nuôi được không?

 

Trả lời:

Chào Anh, về câu hỏi: Anh họ có thể nhận em làm con nuôi được không? chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của anh như sau:

Theo quy định tại Điều 8Luật nuôi con nuôi năm 2010  quy định về người được nhận làm con nuôi

” 1.  Trẻ em dưới 16 tuổi

2.  Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;

b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

3.  Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.

4.  Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.”

Mặt khác, Điều 13 Luật nuôi con nuôi cũng quy định:

Điều 13. Các hành vi bị cấm

1. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.

2. Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.

3. Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.

4. Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.

5. Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.

6. Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.

7. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.”

Như vậy, anh không thể nhận em gái họ của mình làm con nuôi được vì không thuộc diện là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của trẻ em.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi