Ai có thẩm quyền kỷ luật Đảng viên?
Quy định Số: 30-QĐ/TW ban hành ngày 26 tháng 07 năm 2016 là một trong những căn cứ giải đáp liên quan về việc Ai có thẩm quyền kỷ luật Đảng viên.
Khi thực hiện thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng và Đảng viên, các tổ chức Đảng bên cạnh việc nắm rõ quy trình xử lý kỷ luật còn phải nắm rõ và thực hiện đúng thẩm quyền của tổ chức mình.
Vậy theo quy định về Điều lệ Đảng thì Ai có thẩm quyền kỷ luật Đảng viên? Chi bộ có được ra quyết định kỷ luật Đảng viên không? Tất cả các thắc mắc của Khách hàng sẽ được Luật Hoàng Phi giải đáp thông qua nội dung bài viết sau.
Ai có thẩm quyền xử lý kỷ luật Đảng viên? Chi bộ có được ra quyết định kỷ luật Đảng viên không?
Điều 36 Điều lệ Đảng khóa XI quy định về việc Ai có thẩm quyền xử lý kỷ luật Đảng viên? Đó là các tổ chức Đảng có thẩm quyền thi hành kỷ luật và thẩm quyền thực hiện kỷ luật đối với Đảng viên của từng tổ chức Đảng như:
– Chi bộ.
– Đảng ủy cơ sở
– Cấp ủy tỉnh, thành, huyện, quận và tương đương
– Ban Chấp hành Trung ương
– Ủy ban kiểm tra từ cấp huyện, quận và tương đương trở lên
– Cấp ủy và ủy ban kiểm tra cấp trên
Ngoài ra còn có các tổ chức Đảng khác như ban cán sự Đảng, Đảng đoàn, các ban của cấp ủy mặc dù không có thẩm quyền thi hành kỷ luật mà chỉ có quyền báo cáo và kiến nghị với cấp ủy có thẩm quyền thi hành kỷ luật đối với Đảng viên và tổ chức Đảng hoạt động trong lĩnh vực mình phụ trách.
Riêng Đảng ủy bộ phận và ban thường vụ Đảng ủy cơ sở không được quyền thi hành kỷ luật Đảng nhưng có trách nhiệm thẩm tra việc đề nghị thi hành kỷ luật của chi bộ. Ban thường vụ Đảng ủy cơ sở có trách nhiệm thẩm tra đề nghị của ủy ban kiểm tra Đảng ủy cơ sở để đề nghị Đảng ủy cơ sở xem xét, quyết định kỷ luật theo thẩm quyền.
Từ việc trả lời cho câu hỏi Ai có thẩm quyền xử lý kỷ luật Đảng viên thì chắc hẳn Khách hàng cũng tự trả lời được cho câu hỏi chi bộ có được ra quyết định xử lý kỷ luật Đảng viên hay không?
Dựa theo quy định tại Khoản 1, Điều 36 của Quy định số 30-QĐ/TW có chỉ rõ:
“Chi bộ quyết định khiển trách, cảnh cáo Đảng viên trong chi bộ (kể cả cấp uỷ viên các cấp, Đảng viên thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý) vi phạm phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, sinh hoạt Đảng, thực hiện nhiệm vụ Đảng viên.
Đối với cấp uỷ viên các cấp sinh hoạt tại chi bộ từ cấp uỷ viên Đảng uỷ cơ sở trở lên và cán bộ thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý, nếu vi phạm nhiệm vụ do cấp trên giao phải áp dụng hình thức kỷ luật thì chi bộ đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định”.
Đồng thời tại Khoản 1, Điều 39, quy định: “Đảng viên vi phạm kỷ luật phải kiểm điểm trước chi bộ, tự nhận hình thức kỷ luật; nếu từ chối kiểm điểm hoặc bị tạm giam, tổ chức Đảng vẫn tiến hành xem xét kỷ luật…”
Và điểm 6.1, Khoản 6, Điều 39, quy định: “… Trường hợp chi bộ chỉ có bí thư chi bộ, nếu bí thư bị xử lý kỷ luật thuộc thẩm quyền của chi bộ thì bí thư chi bộ báo cáo cấp uỷ cấp trên trực tiếp để cử đại diện chủ trì hội nghị xem xét, kỷ luật”.
Vậy dựa trên các quy định trên thì Chi bộ hoàn toàn có thẩm quyền trong việc thi hành kỷ luật Đảng viên.
Quy trình xử lý kỷ luật Đảng viên mới nhất
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 39 Quy định 30-QĐ/TW năm 2016 và Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 thì quy trình xử lý kỷ luật Đảng viên được tiến hành theo các bước:
Bước 1: Đảng viên vi phạm tự tiến hành kiểm điểm bằng việc nhận hình thức kỷ luật sau khi phát hiện và xác định hành vi vi phạm. Cấp Ủy sẽ là đơn vị hướng dẫn Đảng viên tự kiểm điểm; Hội nghị chi bộ sẽ cùng thảo luận, xem xét, góp ý và ra kết luận về tính chất, mức độ hành vi vi phạm của Đảng viên vi phạm từ đó biểu quyết kỷ luật.
Trường hợp Đảng viên từ chối kiểm điểm hoặc bị tạm giam thì tổ chức Đảng quản lý người này vẫn thực hiện việc xem xét kỷ luật Đảng. Nếu tổ chức Đảng vi phạm thì người đứng đầu tổ chức sẽ chuẩn bị nội dung kiểm điểm, báo cáo trước hội nghị, tự nhận hình thức kỷ luật và báo cáo lên tổ chức Đảng cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Bước 2: Người đại diện tổ chức Đảng lắng nghe ý kiến của Đảng viên vi phạm hoặc đại diện tổ chức Đảng vi phạm trước khi tiến hành họp để xem xét, quyết định kỷ luật.
Bước 3: Báo cáo lên cấp Ủy, Ủy ban kiểm tra cấp trên trực tiếp về Quyết định của cơ quan Đảng cấp dưới về việc kỷ luật tổ chức Đảng và Đảng viên vi phạm.
Bước 4: Thông báo đến cấp dưới, nơi có tổ chức Đảng/Đảng viên vi phạm về Quyết định của cấp trên về việc kỷ luật về Đảng đối với tổ chức Đảng, Đảng viên vi phạm. Đưa Quyết định kỷ luật, Quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật về Đảng cho tổ chức Đảng hoặc Đảng viên vi phạm để chấp hành.
Quyết định kỷ luật có hiệu lực sau khi được công bố, nếu không đồng ý với quyết định kỷ luật thì người bị kỷ luật có có quyền khiếu nại lên cấp Ủy hoặc Ủy ban kiểm tra cấp trên; Ban chấp hành Trung ương trong thời gian 01 tháng kể từ ngày nhận quyết định.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Ai có thẩm quyền kỷ luật Đảng viên? Khách hàng quan tâm, có nhu cầu tìm hiểu rõ hơn các quy định pháp lý liên quan vui lòng phản hồi trực tiếp để nhân viên hỗ trợ.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Cho vay tiền nhưng không lập thành văn bản thì có đòi được không?
Tôi có cho anh T vay 200 triệu đồng để làm vốn kinh doanh, do là bạn thân lâu rồi nên khi cho vay cũng không làm hợp đồng hay ký kết gì cả, hai bên chỉ tự thỏa thuận với nhau thôi. Nhưng đến hạn, anh T không trả cho tôi, vậy tôi có khởi kiện được không? và nếu có thì trong đơn khởi kiện tôi phải viết những gì? Tôi xin cảm...
Khái niệm, đặc điểm của hệ thống chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ tư vấn về: Khái niệm, đặc điểm của hệ thống chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt...
Xác định lại dân tộc và cấp lại bản chính giấy khai sinh cho con
Tôi là dân tộc Tày còn vợ là dân tộc Kinh. Con tôi được đăng ký khai sinh dân tộc tày nhưng nay có thể đổi dân tộc Kinh và xin cấp giấy khai sinh mới được...
Thủ tục xin giãn nợ ngân hàng do khó khăn
Thủ tục xin giãn nợ ngân hàng do khó khăn được Ngân hàng nhà nước quy định, Quý vị có thể tham khảo thủ tục qua bài viết sau...
Xem thêm