• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 543 Lượt xem

Ai có quyền thanh toán di sản?

“Trong trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế”.

Việc thanh toán di sản thừa kế đối với các nghĩa vụ tài sản dựa trên cơ sở chủ thể có nghĩa vụ thì buộc phải thực hiện nghĩa vụ. Vậy thanh toán di sản là gì? Ai có quyền thanh tóan di sản?

Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi.

Thanh toán di sản là gì?

Thanh toán di sản thừa kế thực chất là việc một người khác thay người đã chết và bằng tài sản của người đó để lại để thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết đối với các chủ nợ, đồng thời trích một phần tài sản của người chết để lại để bù vào các cho phí phát sinh từ việc phục vụ cho chính người chết cũng như chi phí trong việc quản lý di sản và phân chia di sản.

Như vậy, chỉ được coi là thanh toán di sản khi những nghĩa vụ về tài sản lẽ ra phải do chính bản thân người chết thực hiện nhưng người này chưa thực hiện hoặc đang thực hiện thì chết, cùng với chi phí mai táng cho người này và chi phí khác liên quan đến thừa kế.

Ai có quyền thanh toán di sản?

Vậy ai là người phải thực tế thực hiện hành vi trả nợ thay cho người có nghĩa vụ tài sản đã chết? Điều 636 BLDS 2005 đã quy định: “Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền và nghĩa vụ tài sản do người chết để lại”.

Theo quy định này thì tại thời điểm mở thừa kế, mọi quyền tài sản cũng như mọi nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại sẽ thuộc về những người thừa kế. Và như vậy, người đầu tiên có nghĩa vụ thanh toán di sản là những người thừa kế.

Tiếp đến, khoản 1 Điều 637 BLDS 2005 lại khẳng định: “Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di san do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Nghĩa vụ theo quy định này là nghĩa vụ bắt buộc mà bất cứ người hưởng thừa kế nào là cá nhân, pháp nhân, hay Nhà nước đều phải thực hiện. Ngoài ra, những người được giao quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng, người được di tặng cũng phải từ di sản thờ cúng hoặc từ di sản được di tặng để thanh toán nghĩa vụ tài sản do người chết để lại nếu toàn bộ khối di sản thừa kế không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người này để lại (khoản 2 Điều 670 và khoản 2 Điều 671 BLDS 2005).

Người đứng ra thực hiện hành vi thanh toán, đầu tiên, chính là người quản lý di sản bởi khoản 2 Điều 637 BLDS 2005 đã quy định; “Trong trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế”.

Trong trường hợp không có người thừa kế (do họ từ chối, do bị tước quyền, do chết hết…) di sản không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước. Theo quy định tại Điều 644 BLDS 2005 thì Nhà nước không có tư cách là người thừa kế, mà chỉ là “người” nhận di sản khi không có người nhận thừa kế mà thôi, theo đó quyền sở hữu nhà nước được xác lập.

Và bởi không phải là người thừa kế nhận di sản nên trong trường hợp này, Nhà nước không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản người chết để lại. Tuy nhiên, theo nguyên tắc chung của pháp luật thì quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể luôn được Nhà nước bảo đảm thực hiện, đồng thời Điều 644 BLDS 2005 đã xác định rằng di sản không có người nhận thừa kế thì chỉ phần “tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản” mới thuộc về Nhà nước.

Vì vậy, trong trường hợp này, các chủ nợ của người để lại di sản vẫn có quyền khởi kiện (trong thời hạn ba năm kể từ thời điểm mở thừa kế theo quy định của Điều 645 BLDS 2005) để yêu cầu thanh toán từ di sản của người chết để lại.

Theo pháp luật tố tụng dân sự, trong trường hợp này chủ nợ khởi kiện ai trước Toà án? Hay nói cách khác, ai là người phải thực hiện nghĩa vụ từ di sản thay cho người để lại di sản? Thực hiện việc thanh toán di sản có thể do người quản lý di sản theo quy định của Điều 637 BLDS 2005.

Sau khi thanh toán các nghĩa vụ tài sản do người chết để lại, phần tài sản còn lại mới thuộc về Nhà nước theo quy định tại Điều 644 BLDS 2005. Trong trường hợp nói trên nếu không có người quản lý di sản thì trước khi xác lập quyền sở hữu nhà nước đối với di sản, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải trích từ di sản để bảo đảm quyền cho các chủ nợ, phần di sản còn | lại mới thuộc về Nhà nước.

Người được thanh toán di sản là những người có quyền tài sản đối với người để lại di sản. Quyền này phát sinh từ các quan hệ pháp luật giữa họ với người để lại di sản trong đó khi còn sống, người để lại di sản đã tham gia với tư cách là người có nghĩa vụ.

Việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán lẽ ra phải do người để lại di sản thực hiện trước yêu cầu của người có quyền, nhưng đang thực hiện, chưa kịp thực hiện hoặc chưa đến thời hạn phải thực hiện, thì họ chết.

Vì thế, người có quyền tài sản hợp pháp trong các quan hệ đó phải được thanh toán từ di sản mà người đang có nghĩa vụ tài sản đối với mình để lại. Ngoài ra, những người đã bằng tài sản của mình để thực hiện các khoản chi phí liên quan đến thừa kế cũng được quyền thanh toán các khoản đó từ di sản.

Do vậy những người sau đây có quyền được thanh toán di sản:

– Người dùng tài sản riêng để chi phí trong việc mai táng người để lại di sản.

– Người được cấp dưỡng theo quan hệ hôn nhân và gia đình (con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động của người chết, người thành niên khác không có khả năng lao động mà người để lại di sản có nghĩa vụ cấp dưỡng nhưng người chết khi còn sống không trực tiếp nuôi dưỡng).

– Người sống nương nhờ vào người đã chết.

– Người lao động trong quan hệ lao động mà người để lại di sản là bên sử dụng lao động..

– Người bị thiệt hại về tài sản, sức khoẻ, tính mạng, danh dự, uy tín, nhân phẩm do hành vi gây thiệt hại của người để lại di sản.

– Nhà nước với quyền yêu cầu người chết nộp thuế trong kinh doanh, sản xuất, thu nhập, trả các món nợ khác.

– Người bị vi phạm hợp đồng dân sự, cơ quan nhà nước yêu cầu nộp phạt do vi phạm hành chính…

– Các chủ nợ trong các giao dịch dân sự và các hoạt động thương mại.

– Người đã bằng tài sản của mình chi phí trong việc bảo quản di sản

Thứ tự thanh toán được quy định như thế nào?

Về nguyên tắc, tất cả các nghĩa vụ về tài sản của người chết đều phải được thanh toán nếu chủ thể có quyền yêu cầu và nghĩa vụ đó phát sinh từ các căn cứ hợp pháp. Những nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại phải được thanh toán toàn bộ theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận của các chủ thể mà phù hợp với quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, trong thực tế có rất nhiều trường hợp khi một người chết, ngoài các tài sản có mà người đó để lại, họ còn có các khoản nợ đối với người khác mà lúc còn sống, họ chưa kịp thực hiện hoặc thực hiện chưa đủ, đồng thời bao giờ cũng có các khoản chi phí nhất định liên quan đến di sản.

Trong đó, có những khoản nợ, khoản chi phí cần được ưu tiên thanh toán hơn so với các khoản nợ, chi phí khác trong khi có thể tổng giá trị của các khoản nợ, chi phí khác lớn hơn tổng giá trị của di sản mà người chết để lại.

Vì vậy, thứ tự ưu tiên thanh toán các khoản nợ và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được Điều 683 – BLDS 2005 quy định như sau: “Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:

1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng;

2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu

3. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ;

4. Tiền công lao động;

5. Tiền bồi thường thiệt hại;

6. Thuế và các khảon nợ khác đối với Nhà nước;

7. Tiền phạt;

8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác;

9. Chi phí cho việc bảo quản di sản;

10. Các chi phí khác”.

Theo thứ tự sắp xếp đến mười khoản được thanh toán của điều luật trên thì khi thanh toán nghĩa vụ tài sản, phải thanh toán từng nghĩa vụ một bằng tài sản của người chết. Nghĩa vụ tiếp theo sau chỉ được thanh toán khi những nghĩa vụ trước nó đã được thanh toán xong hoặc thanh toán theo đúng yêu cầu của người có quyền.

Nếu thanh toán đến một nghĩa vụ theo thứ tự ưu tiên mà bị hết tài sản, thì việc thanh toán được dừng lại ở đó. Vì thế, những người có quyền của những nghĩa vụ tiếp theo ngay sau đó sẽ không được quyền yêu cầu thanh toán nữa.

Trong trường hợp sau khi thanh toán những nghĩa vụ thuộc khoản ưu tiên sau thì người có quyền đối với nghĩa vụ thuộc khoản ưu tiên trước mới có yêu cầu, thì giải quyết thế nào? Vấn đề này hiện nay chưa được pháp luật quy định cụ thể.

Vì thế, hiện đang có nhiều cách hiểu và đưa ra cách giải quyết khác nhau: Có quan điểm cho rằng, trong trường hợp đó, buộc chủ thể có quyền ưu tiên sau phải trả lại tài sản cho chủ thể được quyền ưu tiên thanh toán trước.

Những người có cách hiệu này cho rằng, thanh toán phải thực hiện theo hàng thứ tự ưu tiên, bất kể họ thực hiện quyền yêu cầu lúc nào, miễn là vẫn còn thời hạn để yêu cầu thực hiện nghĩa vụ.

Quan điểm khác lại cho rằng, đến thời hạn nghĩa vụ phải được thanh toán và di sản của người chết để lại vẫn còn thì đến thứ tự mà mình được thanh toán, người đã thực hiện quyền yêu cầu thanh toán phải được thanh toán từ số di sản hiện còn đó.

Vì thế, các món nợ đã được thanh toán trước của người ở hàng ưu tiên sau không thể bị đòi lại để thanh toán cho người có quyền ở hàng ưu tiên trước.

Các quan điểm trên đều có cơ sở lý luận của mình nhưng theo chúng tôi, về nguyên tắc chung, pháp luật đã quy định những người hàng ưu tiên sau đã phải “nhường” quyền được thanh toán trước cho người ở hàng ưu tiên trước khi toàn bộ tài sản của người chết để lại nhỏ hơn tổng các nghĩa vụ về tài sản mà người chết để lại.

Khi đã đến lượt mà không thực hiện quyền ưu tiên yêu cầu thanh toán, thì người có quyền yêu cầu thanh toán tiếp theo phải được thực hiện quyền đó. Tuy nhiên, nếu người được quyền thanh toán ở hàng ưu tiên trước không thực hiện quyền yêu cầu thanh toán vào thời điểm thanh toán di sản vì một lý do bất khả kháng và việc yêu cầu thanh toán sau đó của họ còn thời hiệu khởi kiện thì cần phải buộc các chủ thể có quyền ưu tiên sau hoàn lại tài sản để đảm bảo quyền lợi cho người có quyền ưu tiên trước.

Theo quy định của Điều 683 BLDS 2005, trước khi chia di sản cho những người thừa kể phải từ di sản đó để thanh toán các khoản nghĩa vụ tài sản của người chết để lại và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế theo thứ tự ưu tiên sau đây:

Thứ nhất, chi phí hợp lý cho việc mai táng

Là toàn bộ các khoản tiền đã chi phí liên quan đến việc chôn cất nạn nhân. Việc xác định tính hợp lý đối với khoản chi phí mai táng là vấn đề không đơn giản.

Nếu chi phí mai táng được lấy từ tài sản của người chết thì di sản thừa kế sẽ là phần còn lại nên không cần đặt ra vấn đề thanh toán chi phí mai táng. Mặt khác, nếu các khoản chi vào việc mai táng người để lại di sản là do một người nhất định nào đó lấy từ tài sản của họ thì cần phải bằng di sản để thanh toán cho họ.

Thứ hai, tiền cấp dưỡng còn thiếu

Nghĩa vụ cấp dưỡng là một nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của người có nghĩa vụ, nên khi người này chết, quan hệ nghĩa vụ cấp dưỡng dương nhiên chấm dứt. Vì vậy, tiền cấp dưỡng còn thiếu phải được hiểu là khoản tiền mà người để lại di sản khi còn sống phải thực hiện đối với người được cấp dưỡng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình (như cấp dưỡng nuôi con ngoài giá thú hoặc cấp dưỡng nuôi con, cấp dưỡng cho vợ hoặc chồng khi ly hôn) hay theo quy định của pháp luật dân sự (như cấp dưỡng cho người bị người để lại di sản xâm phạm đến sức khoẻ và mất hoàn toàn khả năng lao động) nhưng chưa thực hiện thì đã chết.

Thứ ba, tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ

Người sống nương nhờ thường không phải là người thừa kế của người đã cho họ sống nương nhờ nhưng thường họ là những người sống trong hoàn cảnh cô đơn, tàn tật không có khả năng lao động, không nơi nương tựa khác.

Khi người cho họ sống nương nhờ chết, họ sẽ lâm vào tình trạng hết sức khó khăn về mọi mặt. Để cứu giúp họ phần nào trong cuộc sống, di sản thừa kế (nếu còn sau khi đã thanh toán hai khoản trên) phải được trích ra một phần để trợ cấp cho những người này.

Thứ tư, tiền công lao động

Tiền công lao động là khoản tiền mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo thoả thuận của các bên trên cơ sở dựa vào thời gian lao động mà bên lao động đã thực hiện (thường được xác định theo hợp đồng lao động) hoặc dựa vào công việc mà bên lao động đã thực hiện (thường được xác định theo hợp đồng dân sự).

Tiền công lao động được coi là khoản nghĩa vụ tài sản của người chết để lại là những khoản tiền mà khi còn sống người để lại di sản phải trả đủ theo thời gian lao động hoặc theo công việc cho người lao động nhưng chưa kịp trả thì đã chết.

Thứ năm, tiền bồi thường thiệt hại nhà

Là các khoản tiền mà người để lại di sản phải bồi thường cho người khác do có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến tài sản, sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín mà gây thiệt hại cho họ.

Bao gồm khoản tiền bồi thường do tài sản bị mất, bị hư hỏng. lợi ích gắn liền với tài sản bị mất, các chi phí hợp lý mà bên bị thiệt hại về tài sản đã chi liên quan đến việc ngăn chặn, khắc phục hậu quả; khoản tiền liên quan đến việc cứu chữa, chăm sóc, bồi dưỡng người bị thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm, khoản tiền do thu nhập bị mất của người đó, tiền bù đắp tổn thất tinh thần cho người đó, thu nhập thực tế của người bị xâm phạm đến sức khoẻ bị mất, tiền bù đắp tổn thất tinh thần cho người thừa kế ở hàng thứ nhất của người bị thiệt hại về tính mạng v..v.

Tiền bồi thường thiệt hại được thanh toán từ di sản là các khoản nói trên nhưng người để lại di sản chưa kịp thực hiện thì đã chết.

Thứ sáu, thuế và các món nợ khác đối với Nhà nước

Bao gồm các khoản tiền mà người để lại di sản phải nộp vào ngân sách Nhà nước tính theo từng loại thuế khác nhau nhưng chưa kịp nộp thì đã chết, cùng với các khoản tiền mà người đó còn nợ của Nhà nước như tiền vay tiền bồi thường thiệt hại do gây thiệt hại đối với tài sản của Nhà nước nhưng họ chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa hết thì đã chết.

Thứ bảy, tiền phạt

Tiền phạt được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm các khoản tiền do bị phạt hành chính hoặc các khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, tiền phạt được xác định theo thứ tự này chỉ bao gồm khoản tiền mà người để lại di sản phải nộp vào ngân sách Nhà nước do bị phạt hành chính nhưng chưa kịp nộp thì đã chết.

Chi Khoản tiền mà người để lại di sản hoặc phải thực hiện trước một người khác do vi phạm hợp đồng nhưng chưa kịp thực hiện thì đã chết không thuộc thứ tự thanh toán này mà sẽ thuộc thứ tự thứ tám.

Thứ tám, các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác

Là những khoản tiền mà người để lại di sản phải thực hiện cho người khác, cho pháp nhân, hoặc cho các chủ thể khác như tổ hợp tác, hộ gia đình được xác lập thông qua các hợp đồng dân sự hoặc các hành vi thương mại khác.

Khi chưa thực hiện được các khoản nợ nói trên mà người đó đã chết thì từ các giao dịch, hợp đồng đó để xác định khoản tiền mà chủ nợ được quyền thanh toán từ di sản.

Thứ chín, chi phí cho việc bảo quản di sản.

Bao gồm các khoản tiền cần thiết phải chi và người quản lý di sản đã thực tế chi trong thời gian quản lý di sản đó (như bảo dưỡng, tu sửa những hư hỏng tự nhiên, chăm sóc súc vật…) và khoản tiền thù lao mà người đó được hưởng nếu có.

Thứ mười, các chi phí khác

Sau khi đã thanh toán các nghĩa vụ tài sản của người chết để lại và các chi phí liên quan nói trên, nếu di sản còn thì trước khi chia cho những người thừa kế, di sản phải được dùng để thanh toán các khoản chi phí khác nếu có. chẳng hạn, tiền công vận chuyển di sản về địa điểm thực hiện việc chia di sản, tiền thuê chuyên gia định giá tài sản.v,v.  

Đánh giá bài viết:
5/5 - (7 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi