Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Xuất hiện người thừa kế mới khi chia di sản thừa kế
  • Thứ sáu, 22/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1730 Lượt xem

Xuất hiện người thừa kế mới khi chia di sản thừa kế

Luật sư vui lòng tư vấn cho tôi nếu xuất hiện người thừa kế mới khi chia di sản thừa kế thì giải quyết như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này?

 

Câu hỏi:

Tôi là con riêng của bố tôi và mẹ tôi. Vợ chính thức của bố tôi có 2 người con với bố tôi. Bố tôi mới mất và để lại tài sản là tài khoản ngân hàng 20 tỷ nhưng bà lớn có ý định không chia di sản cho tôi. Bố tôi mất và có giấy chứng tử vào ngày 28/11/2015, nhưng đến ngày 08/12/2015  bà lớn đã ra ngân hàng rút hết tiền, theo tôi được biết văn bản thừa kế phải được niêm yết 15 ngày mới thì mới được rút tiền, ngoài ra ngân hàng ở Hà Nội nhưng văn phòng công chứng lại ở Hải Phòng. Vậy việc rút tiền của bà lớn có đúng quy định pháp luật không? Tôi có thể đòi lại phần di sản thừa kế của mình không?

Trả lời:

Về câu hỏi của bạn, chúng tôi trả lời như sau:

1. Thẩm quyền văn phòng công chứng

Theo Luật Công chứng 2014 quy định Công chứng viên có thẩm quyền công chứng tất cả các hợp đồng, giao dịch theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 42 Luật Công chứng 2014: Công chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản.”

Như vậy, đối với di sản của bố bạn là tài khoản ngân hàng (động sản) thì văn phòng công chứng ở Hải Phòng có quyền công chứng giao dịch liên quan đến ngân hàng ở Hà Nội.

2.Thời hạn niêm yết

Theo điều 18 nghị định 29/2015/NĐ-CP: 1. Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.

Trường hợp di sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện theo quy định tại Khoản này và tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản.

Trường hợp di sản chỉ gồm có động sản, nếu trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổ chức hành nghề công chứng có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản thực hiện việc niêm yết.

2.Nội dung niêm yết phải nêu rõ họ, tên của người để lại di sản; họ, tên của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế; quan hệ của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế với người để lại di sản thừa kế; danh mục di sản thừa kế. Bản niêm yết phải ghi rõ nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót, giấu giếm người được hưởng di sản thừa kế; bỏ sót người thừa kế; di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người để lại di sản thì khiếu nại, tố cáo đó được gửi cho tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc niêm yết.

3.Ủy ban nhân dân cấp xã nơi niêm yết có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết và bảo quản việc niêm yết trong thời hạn niêm yết”

Nhưng trong trường hợp của anh không thể xác định thời gian 28/11 đến 08/12 để cho rằng văn phòng công chứng là sai quy định pháp luật. Do văn phòng công chứng có thể căn cứ vào các giấy tờ khác như: Giấy báo tử, Đơn xác nhận việc bố anh chết (có trước giấy chứng tử ) để làm thủ tục niêm yết, Như vậy, anh cần xem xét rõ hơn những giấy tờ khác để xác định văn phòng công chứng có làm đúng quy định pháp luật hay không.

3. Quyền đòi lại di sản thừa kế

Theo điều 676 Bộ luật dân sự 2005 quy định con đẻ thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Do vậy anh có quyền thừa kế một phần di sản của bố mình. Trong trường hợp bà lớn và 2 con đã chia xong di sản thì áp dung khoản 1 điều 687 Bộ luật dân sự 2005: “Trong trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”

Như vậy anh có quyền yêu cầu những người thừa kế khác thanh toán cho bạn khoản tiền tương ứng với phần di sản mà họ đã được hưởng

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, anh có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 19006557 để được tư vấn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi