Luật Hoàng Phi Tìm hiểu pháp Luật Xử lý thế nào khi biết đối tượng hợp đồng không thực hiện được mà không thông thông báo
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4388 Lượt xem

Xử lý thế nào khi biết đối tượng hợp đồng không thực hiện được mà không thông thông báo

Nếu một bên biết đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được nhưng không thông báo cho bên kia biết thì sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào?

 

Câu hỏi:

Xin chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết rằng khi một người biết đối tượng của hợp đồng là không thể thực hiện được nhưng vẫn giao kết hợp đồng với người khác mà không thông báo cho họ biết về việc đối tượng không thực hiện được thì bên không thông báo sẽ bị xử lý như thế nào? Tôi xin cảm ơn Luật sư!

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn Luật sư tư vấn dân sự của Luật Hoàng Phi xin được trả lời như sau:

Vấn đề của bạn liên quan đến quy định về hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được, theo quy định tại Điều 408 Bộ luật Dân sự 2015 về Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được:

1. Trường hợp ngay từ khi giao kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được thì hợp đồng này bị vô hiệu.

2. Trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được nhưng không thông báo cho bên kia biết nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được.

3. Quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cũng được áp dụng đối với trường hợp hợp đồng có một hoặc nhiều phần đối tượng không thể thực hiện được nhưng phần còn lại của hợp đồng vẫn có hiệu lực.”

Xử lý thế nào khi biết đối tượng hợp đồng không thực hiện được mà không thông thông báo

Đối tượng hợp đồng không thực hiện được mà không thông thông báo

Theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành thì thông thường, giao dịch dân sự nói chung, hợp đồng dân sự nói riêng sẽ bị vô hiệu nếu thiếu một trong các điều kiện có hiệu lực được quy định tại Điều 117 BLDS. Tuy nhiên, đối với hợp đồng dân sự, ngoài các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 122 đến Điều 133 BLDS, hợp đồng dân sự còn bị vô hiệu khi có đối tượng không thể thực hiện được (tức là hợp đồng được giao kết mà không vi phạm các điều kiện có hiệu lực tại Điều 117 BLDS). Tuy nhiên, chỉ những trường hợp vì lý do khách quan mà đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được thì hợp đồng mới bị vô hiệu. Đối với các trường hợp không khách quan thì hợp đồng vẫn không bị vô hiệu.

Ví dụ, A ký hợp đồng thuê B cày đất bãi để trồng ngô, tuy nhiên đến chiều cùng ngày ký kết khi B chuẩn bị tiến hành cộng việc thì toàn bộ diện tích đất thuộc quyền sử dụng của A bị lở xuống sông, nên B không thể thực hiện việc làm đất bãi cho A.

Về trách nhiệm của các bên khi hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được, có hai trường hợp xảy ra: Trường hợp thứ nhất, nếu cả hai bên đều không biết và không buộc phải biết đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được thì khi hợp đồng bị vô hiệu, các bên không phải bồi thường thiệt hại cho nhau: Trường hợp thứ hai, nếu một bên biết hoặc buộc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được nhưng không thông báo cho bên kia làm cho bên kia bị thiệt hại thì phải bồi thường. Ví dụ, A biết đất của mình trong dự án sẽ bị thu hồi giải phóng mặt bằng để làm đường. B từ nơi khác đến và không biết về dự án, nên A đã lợi dụng để ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với B, số tiền B vay lãi suất 1%/tháng, thời hạn vay 03 năm. Trường hợp này A phải bồi thường số tiền lãi bị thiệt hại cho B.

Đối với trường hợp hợp đồng chứa đựng nhiều phần đối tượng mà trong đó có phần đối tượng không thể thực hiện được, có phần đối tượng có thể thực hiện được thì phần hợp đồng liên quan đến đối tượng có thể thực hiện được vẫn có giá trị pháp lý. Phần hợp đồng chứa đựng đối tượng không thể thực hiện được sẽ bị vô hiệu, hậu quả pháp lý và trách nhiệm của các bên được xác định theo khoản 2 Điều này.

Như vậy, nếu một người biết đối tượng của hợp đồng là không thể thực hiện được nhưng không thông báo cho bên kia và bên kia cũng không hề biết hay buộc phải biết về việc đối tượng không thực hiện được nên vẫn xác lập hợp đồng thì trong trường hợp này bên không thông báo phải bồi thường thiệt hại đã gây ra cho bên đối tác.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI  TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Quảng cáo thuốc lá trên mạng xã hội có bị cấm không?

Quảng cáo thuốc lá là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật. Theo đó quảng cáo thuốc lá trên mạng xã hội cũng là hành vi bị...

Dán tờ rơi quảng cáo lên cột điện bị xử phạt như thế nào?

Quảng cáo làm mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng giao thông sẽ bị xử phạt. Vậy Dán tờ rơi quảng cáo lên cột điện bị xử phạt như thế...

Các trường hợp bặt buộc phải viết hoa?

Trong phép đặt câu cần Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh: Sau dấu chấm câu (.); sau dấu chấm hỏi (?); sau dấu chấm than (!); sau dấu chấm lửng (…); sau dấu hai chấm (:); sau dấu hai chấm trong ngoặc kép (: “…”) và khi xuống...

Cover bài hát đăng lên mạng xã hội không xin phép bị xử phạt như thế nào?

Hành vi cover bài hát của người khác khi chưa xin phép là hành vi xâm phạm quyền tác giả về quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng. Hành vi này có thể bị xử phạt theo quy định pháp...

Tự ý sử dụng hình ảnh của người nổi tiếng để quảng cáo bị xử phạt như thế nào?

Pháp luật quy định về một số hành vi bị cấm trong quảng cáo.Tự ý sử dụng hình ảnh của người nổi tiếng để quảng cáo bị xử phạt như thế...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi