Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Xử lý hành vi hành hạ mẹ kế
  • Thứ hai, 23/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 933 Lượt xem

Xử lý hành vi hành hạ mẹ kế

Tháng 8/2007 chị Lam có hành vi hành hạ mẹ kế và bị UBND xã xử phạt hành chính, đến tháng 12/2007 chị Lan vẫn tiếp tục hành vi ngược đãi, hành hạ mẹ kế. Vậy chị Lam có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Câu hỏi:

Chị Lam năm nay đã 40 tuổi nhưng ở vậy không lấy chồng, bố chị mất cách đây 5 năm, chị có người mẹ kế năm nay đã 74 tuổi, do ốm đau tuổi già nên mẹ chị không giúp đỡ được chị nhiều, chính vì vậy, chị đã có lúc bỏ đói hay bắt mẹ kế chị làm những công việc nặng nhọc, mắng nhiếc…. Tháng 8/2007 chị bị UBND xã xử phạt vi phạm hành chính về hành vi hành hạ mẹ kế, đến tháng 12/2007 chị vẫn tiếp tục những hành vi đó và còn nghiêm trọng hơn. Hội người cao tuổi ở xã đã yêu cầu UBND xử lý nghiêm khắc hành vi của chị Lam. Vậy hành vi của chị phải chịu trách nhiệm hành chính hay hình sự?

Trả lời:

Chị Lam đã có hành vi hành hạ mẹ kế của mình mà đã bị xử phạt hành chính nhưng vẫn tái phạm nên tính chất của hành vi là nghiêm trọng. Theo quy định tại Điều 151 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 có quy định về “Tội ngược đãi, hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu, người có công nuôi dưỡng” như sau:

Người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

Trường hợp thực hiện hành vi vi phạm mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự được hướng dẫn tại Khoản 7.2 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT/BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC ngày 25/9/2001 theo đó một người chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh này khi người thực hiện hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên trong gia đình đã bị xử phạt hành chính về chính hành vi này mà còn vi phạm.

Theo hướng dẫn tại điểm 1 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT/BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC ngày 25/9/2001, thì chỉ coi là “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” nếu trước đó đã bị xử phạt hành chính về hành vi nêu trên nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Luật luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012: Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

Trong trường hợp này chị Lam đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà thời hạn chưa hết một năm chị lại tái phạm hành vi của mình, chính vì vậy, chị sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 151 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 

Như vậy, chị Lam sẽ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi khung hình phạt là phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà chị đã vi phạm đối với mẹ kế của mình

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, anh (chị) có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 19006557 để được tư vấn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi