Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Vợ chồng không có đăng ký kết hôn khi ly hôn tài sản được chia như thế nào?
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1825 Lượt xem

Vợ chồng không có đăng ký kết hôn khi ly hôn tài sản được chia như thế nào?

Vợ chồng anh chị tôi lấy nhau từ năm 2008 nhưng không đăng ký kết hôn. Đến nay, anh chị đã có hai cháu một bé 5 tuổi và một bé 2 tuổi. Tuy nhiên vì cuộc sống không phù hợp nên ly hôn. Khi đó, quyền về tài sản và quyền nuôi dưỡng con cái sẽ được Tòa giải quyết như thế nào?

Câu hỏi:

Xin chào Luật sư, tôi là Nguyễn Tiến Mạnh, tôi có một vấn đề thắc mắc xin được Luật sư tư vấn như sau:

Anh trai tôi là Nguyễn Tiến Thành đã lấy vợ từ năm 2008. Khi kết hôn anh chị tôi không đến Ủy ban nhân dân xã đăng ký kết hôn mà chỉ tổ chức đám cưới mời bà con hai họ và bạn bè trong làng. Đến nay vợ chồng anh chị đã sinh được hai cháu, một bé trai 5 tuổi và một bé gái 2 tuổi. Tuy nhiên trong quá trình sinh sống vì có nhiều mâu thuẫn, bất đồng với nhau nên anh chị tôi đã làm đơn ra Tòa xin ly hôn. Tòa giải quyết là anh trai tôi phải bồi thường cho chị dâu tôi một số tiền là 40 triệu đồng tương đương với phần đóng góp xây dựng căn nhà. Ngoài ra, anh trai tôi phải cắt cho chị dâu tôi 20m2 đất (một nửa diện tích đất của anh chị). Chị dâu tôi được toàn quyền nuôi hai đứa nhỏ. Anh trai tôi không đồng ý. Vậy Luật sư cho tôi hỏi việc Tòa phân chia tài sản và quyền nuôi con như vậy có đúng không? Biết rằng phần đất đai vợ chồng anh trai tôi sinh sống là của bố mẹ tôi cho nhưng chưa có sổ đỏ.

Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!

>>>> Tìm hiểu: Thủ tục ly hôn

Trả lời:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Hoàng Phi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

“5. Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.”

Đồng thời, Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

“Điều 14. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.

2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.”

Như vậy, theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình hiện hành thì khi nam, nữ đủ điều kiện kết hôn nhưng không đăng ký kết hôn mà chỉ chung sống với nhau như vợ chồng thì sẽ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng với nhau. Quy định này cũng đã được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.

Trong trường hợp này, anh chị bạn đủ điều kiện kết hôn nhưng lại không đăng ký kết hôn mà chỉ tổ chức đám cưới mời bà con họ hàng và bạn bè vào năm 2008. Vì vậy, về mặt pháp lý, pháp luật không thừa nhận quan hệ vợ chồng giữa anh chị bạn.

Cũng theo quy định trên thì trường hợp nam, nữ đủ điều kiện kết hôn mà chỉ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn thì quyền, nghĩa vụ đối với con cái, tài sản giữa các bên sẽ được giải quyết như sau:

Vợ chồng không có đăng ký kết hôn khi ly hôn tài sản được chia như thế nào?

Vợ chồng không có đăng ký kết hôn khi ly hôn tài sản được chia như thế nào?

Quyền và nghĩa vụ đối với con:

Điều 15 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.”

Theo đó, pháp luật Việt Nam quy định quyền và nghĩa vụ của cha mẹ là phải chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con cái. Cụ thể:

Điều 71 Luật hôn nhân và gia đình 2014: Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng:

“1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

2. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.”

Điều 72 Luật hôn nhân và gia đình 2014: Nghĩa vụ và quyền giáo dục con:

“1. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập.

Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con.

2. Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của con.

3. Cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con khi gặp khó khăn không thể tự giải quyết được.”

Đồng thời, Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Như vậy, vì theo như bạn trình bày, hai con của anh chị bạn là một bé trai 5 tuổi và một bé gái 2 tuổi nên việc chung sống với bố hay mẹ các con sẽ không được quyết định mà do hai bên bố mẹ thỏa thuận. Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định giao cho một bên trực tiếp nuôi dựa trên các căn cứ đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con như là dựa trên khả năng kinh tế, tài chính của bên bố hoặc mẹ, công việc, thời gian chăm sóc con cái,… Ở đây, Tòa đã giao hai con cho người mẹ nuôi dưỡng nhưng anh trai bạn không đồng ý. Nếu hai bên không thỏa thuận thì anh trai bạn để dành được quyền nuôi con cần phải chứng minh cho Tòa thấy được khả năng đảm bảo quyền lợi tốt nhất về mọi mặt cho con của mình. Trường hợp không dành được quyền nuôi dưỡng thì anh trai bạn vẫn có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con cái theo như quy định trên.

*) Quyền và nghĩa vụ đối với tài sản:

Điều 16 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

Điều 16. Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.”

Như vậy, đối với việc phân chia tài sản thì trước hết những tài sản thuộc quyền sở hữu riêng của ai thì người đó vẫn được quyền sở hữu. Còn với những tài sản chung thì sẽ được phân chia theo thỏa thuận của các bên nhưng phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho phụ nữ và con. Nếu giữa hai bên không thể thỏa thuận được thì sẽ nhờ Tòa án giải quyết việc phân chia tài sản này, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên và phải ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con.

Trường hợp này, về ngôi nhà nơi vợ chồng anh chị bạn đang ở, Tòa sẽ xem xét công sức đóng góp của từng người để quyết định. Trường hợp anh trai bạn tiếp tục được sử dụng ngôi nhà này thì có nghĩa vụ trả phần giá trị tài sản tương ứng với công sức mà người vợ đóng góp vào. Từ đó xác định xem số tiền anh trai bạn phải trả cho người vợ 40 triệu đồng là có phù hợp hay không?

Về mảnh đất do bố mẹ bạn cho anh chị bạn mà chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu có giấy tờ chứng minh là được cho riêng mình anh bạn (như hợp đồng tặng cho,…) thì đất này chỉ thuộc quyền sở hữu của anh bạn, vì vậy người vợ sẽ không được chia tài sản là quyền sở hữu mảnh đất. Do đó, việc Tòa yêu cầu anh trai bạn giao diện tích đất 20m2 cho người vợ là trái quy định của pháp luật. Còn nếu trong giấy tờ cho tặng là cho cả hai người thì người vợ vẫn được chia phần tài sản này. Và việc giải quyết của Tòa với phần đất trên là hoàn toàn đúng luật.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm mẫu đơn xin ly hôn, khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi