Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Vợ hai có được chia tài sản là căn nhà chung từ vợ trước không?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1856 Lượt xem

Vợ hai có được chia tài sản là căn nhà chung từ vợ trước không?

Chú em có vợ và chưa ly hôn nhưng kết hôn với người vợ mới. Chú em mất và người vợ mới đòi chia di sản thì có đúng không?

Câu hỏi:

Em thực sự thắc mắc với tình huống của gia đình chú em nên có câu hỏi muốn Luật Hoàng Phi giải đáp. Chú em lấy vợ được 17 năm , cũng có 1 người con được 14 tuổi, có đăng ký kết hôn tại xã. Thế nhưng gia đình chú gặp vấn đề nên vợ chồng tách ra ở riêng, nói là đã ly dị nhưng thực chất là chưa ra tòa. Tài sản chung cũng chỉ có căn nhà nhưng lại không ai nhắc đến, thím cũng mặc kệ không quan tâm và để cho chú ở. 2 năm sau chú đi bước nữa với một người phụ nữ, lần này không kết hôn ở xã em mà kết hôn ở nơi người phụ nữ kia. Em không biết chú làm thế nào mà đăng ký kết hôn được với người phụ nữ đó. Tháng trước, chú mắc bệnh nặng rồi qua đời, cũng không để lại di chúc gì. Vợ mới đòi chia di sản và nói căn nhà kia của chú dì sẽ được 1/2 vì chỉ phải chia với người con trước của chồng. Gia đình em không đồng ý nhưng không biết phải làm như thế nào. Mong được giúp đỡ!

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn Luật Hoàng Phi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Vợ hai có được chia tài sản là căn nhà chung từ vợ trước không?

Thứ nhất: Cuộc hôn nhân của chú bạn và người vợ thứ hai là trái pháp luật

Theo quy định tại khoản 14 Điều 3: “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.” và điểm c khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 cấm hành vi sau: “Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ”

Vì vợ chồng chú bạn vẫn chưa ly hôn theo quyết định của Tòa án, do đó quan hệ hôn nhân vẫn tồn tại, thím bạn và chú bạn vẫn là vợ chồng hợp pháp. Vì đó, quan hệ giữa chú bạn và người vợ mới không được pháp luật công nhận và là hôn nhân trái pháp luật.

Thứ hai: Người vợ mới của chú bạn sẽ không có quyền hưởng thừa kế 

Chú bạn và người vợ mới kết hôn trái pháp luật nên gia đình bạn có thể yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật theo quy định tại Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

“Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật

1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.

2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:

a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.”

Theo quy định trên, ông bà hoặc thím bạn hoặc gia đình bạn có thể nhờ đến các cơ quan có thẩm quyền trên làm đơn gửi đến Tòa án để yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật của chú bạn và người vợ mới. Tuyên bố người vợ mới không phải là người vợ hợp pháp và không có quyền thừa kế di sản là căn nhà của chú bạn.

Vợ hai có được chia tài sản là căn nhà chung từ vợ trước không?

Nhưng người vợ mới của chú bạn sẽ được chia tài sản theo quy định tại Điều 16 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

“Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.”

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT HÔN NHÂN 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi