Vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm có cấu thành tội phạm không?
Vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm được biểu hiện là hành vi chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ lồ thực phẩm đó không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn.
Quy định về tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm theo Bộ luật hình sự 2015
Theo quy định tại Điều 317 – Bộ luật hình sự năm 2015 về tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm như sau:
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Sử dụng chất cấm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm hoặc bán, cung cấp thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm có sử dụng chất cấm;
b) Sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm;
c) Sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, chất xử lý cải tạo môi trường ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc không đúng quy định trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi tại điểm này hoặc điểm a khoản này mà còn vi phạm;
d) Chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm; sử dụng hóa chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm: gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Tham khảo: giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù 03 năm đến 07 năm:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Làm chết 01 người hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
d) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.
đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
e) Phạm tội 02 lần trở lên;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
d) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
d) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.
Tư vấn và bình luận về tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm theo Bộ luật hình sự 2015.
Thứ nhất: Các yếu tố cấu thành tội vi phạm quy đinh về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội phạm này phải có các dấu hiệu sau:
– Về hành vi. Có một trong các hành vi sau:
+ Có hành vi chế biến thực phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn. Được hiểu là hành vi chế biến từ các loại thực phẩm chưa qua chế biến hoặc sơ chế sang thực phẩm có thể sử dụng, tiêu dùng được các loại thực phẩm như: thịt, các, trứng, sữa, rau…nhưng không tuân thủ các quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm.
+ Có hành vi cung cấp thực phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn.
+ Có hành vi bán thực phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn.
Lưu ý: Thực phẩm bao gồm thực phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
– Dấu hiệu khác
Hành vi nêu trên dẫn đến hậu quả là gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người tiêu dùng thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này (ví dụ: Chế biến thực phẩm ôi, thiu thành món ăn bán cho người tiêu dùng, dẫn đến nhiều người bị mắc bệnh dịch tiêu chảy cấp). Người thực hiện một trong các hành vi nêu trên nhưng không gây ra hậu quả thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
Lưu ý: Về nhận thức người thực hiện các hành vi nêu trên phải biết rõ thực phẩm đó không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Đây cũng là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
Khách thể:
Hành vi nêu trên xâm phạm đến chế độ quản lý của nhà nước về vệ sinh và an toàn thực phẩm, đồng thòi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác (người tiêu dùng).
Mặt chủ quan:
Ngưòi phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
Chủ thể:
Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
Thứ hai: về hình phạt.
Mức hình phạt của tội phạm này được chia thành bốn khung, cụ thể như sau:
– Khung một (khoản 1)
Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Sử dụng chất cấm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm hoặc bán, cung cấp thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm có sử dụng chất cấm;
b) Sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm;
c) Sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, chất xử lý cải tạo môi trường ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc không đúng quy định trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi tại điểm này hoặc điểm a khoản này mà còn vi phạm;
d) Chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm; sử dụng hóa chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm: gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
– Khung hai (khoản 2)
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù 03 năm đến 07 năm:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Làm chết 01 người hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
d) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.
đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
e) Phạm tội 02 lần trở lên;
g) Tái phạm nguy hiểm.
– Khung ba (khoản 3)
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
d) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
– Khung bốn (khoản 4)
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
d) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên.
– Hình phạt bổ sung (khoản 5)
Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị:phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Thời hạn gửi thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan quản lý nhà nước là bao lâu?
Người sử dụng lao động tham gia thỏa ước phải gửi 01 bản thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở...
Hướng dẫn quy trình kết nạp đảng viên mới năm 2024
Được kết nạp vào Đảng là nguyện vọng của nhiều người, tuy nhiên, để trở thành đảng viên đòi hỏi người xin vào Đảng trải qua quá trình rèn luyện, bồi dưỡng tư tưởng, đường lối, đạo...
Biên bản đối chiếu công nợ tiếng Anh mới nhất
Công nợ của doanh nghiệp là khoản nợ của doanh nghiệp đó được chuyển sang kỳ sau khi phát sinh nghĩa vụ thanh toán đối với cá nhân, tổ chức khi thực hiện hoạt động của...
Tư vấn quy định mới nhất về thừa kế thế vị qua Tổng đài 1900 6557
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 1900 6557 tư vấn cho khách hàng quy định của pháp luật dân sự thừa kế thế vị. Mọi thắc mắc liên quan đến thừa kế thế vị, khách hàng vui lòng liên hệ với Luật Sư qua TỔNG ĐÀI 1900 6557 để được tư...
Xem thêm