• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4577 Lượt xem

Ví dụ về nhà nước pháp quyền?

Nhà nước pháp quyền là nhà nước lấy pháp luật và tinh thần thượng tôn pháp luật làm yếu tố cơ sở, định hướng, chi phối hoạt động của một xã hội.

Để giúp Quý độc giả có thêm những thông tin hữu ích khi tìm hiểu về nhà nước pháp quyền, trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ, đồng thời đưa ra ví dụ về nhà nước pháp quyền. Mời Quý độc giả theo dõi nội dung:

Pháp quyền là gì?

Pháp quyền (tiếng Anh là: Rule of Law) hay nguyên tắc pháp quyền, là một khái niệm mở, vẫn còn đang được tranh luận.

Thuật ngữ Rule of Law được nhà Hiến pháp học người Anh, Dicey, lần đầu tiên, trình bày một cách hệ thống trong tác phẩm Introduction to the Study of the Law of Constitution (Giới thiệu về nghiên cứu luật hiến pháp), với ba biểu hiện đặc trưng.

Thứ nhất: Sự bình đẳng trước pháp luật và trước quyền tài phán của tòa án: không ai đứng trên pháp luật; tất cả mọi người, bất kể địa vị hay điều kiện, đều là đối tượng của pháp luật và chịu sự xét xử của cơ quan tư pháp;

Thứ hai: Sự đối ngược với quyền lực tùy tiện: không ai bị trừng phạt hoặc phải chịu tổn hại về thân thể hay lợi ích trừ khi có sự vi phạm pháp luật rõ ràng theo các thủ tục pháp lý trước tòa án;

Thứ ba: Các nguyên tắc hiến pháp, dựa trên nền tảng Rule of Law, không phải là nguồn gốc, mà là kết quả của các quyền con người, hình thành qua án lệ của tòa án.

Rule of Law là việc lấy pháp luật và tinh thần thượng tôn pháp luật làm yếu tố cơ sở, định hướng, chi phối hoạt động của một xã hội. Nói cách khác, Rule of Law buộc mọi chủ thể trong xã hội (nhà nước và mọi tổ chức, cá nhân) vào một “luật chơi” chung, trong đó pháp luật là chuẩn mực đối chiếu.

Nhà nước pháp quyền là gì?

Từ khái niệm pháp quyền, có thể hiểu một cách khái quát, nhà nước pháp quyền là nhà nước lấy pháp luật và tinh thần thượng tôn pháp luật làm yếu tố cơ sở, định hướng, chi phối hoạt động của một xã hội. 

Tại Việt Nam, khái niệm “Nhà nước pháp quyền XHCN” lần đầu tiên được nêu ra tại Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII (ngày 29/11/1991) và tiếp tục được khẳng định tại Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng năm 1994 cũng như trong các văn kiện khác của Đảng. Tiếp theo là tại các Đại hội lần thứ X và XI của Đảng đã có bước phát triển về chất trong nhận thức về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta.

Thể chế hoá quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của Đảng, Điều 2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định:

“ 1. Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân;

2. Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam do Nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức;

3. Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.

Ví dụ về nhà nước pháp quyền

Nhà nước Việt Nam là một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Mọi chủ thể, bao gồm cả người dân và nhà nước đều bị điều chỉnh bởi pháp luật và đều phải tuân thủ theo pháp luật. Pháp luật trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thừa nhận mọi quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân, do nhân dân bầu ra các cơ quan quyền lực Nhà nước, công dân đều thừa nhận tính tối cao của pháp luật.

Pháp luật thể hiện ý chí, nguyện vọng của toàn dân. Hệ thống pháp lý nước ta bao gồm các văn bản pháp luật mà trong đó Hiến pháp có giá trị pháp lý cao nhất đều quy định về các quyền con người, quyền tự do dân chủ, điều chỉnh các quan hệ xã hội, bảo vệ công lý, lẽ phải, quyền và lợi ích của mọi chủ thể. Tất cả hệ thống văn bản pháp luật nước ta khi được ban hành đều phải tuân thủ theo đúng trình tự, thủ tục. Nội dung các quy định pháp luật phải phù hợp với thuần phong mỹ tục, chứa đựng những giá trị văn hóa của quốc gia, dân tộc. Đồng thời các văn bản pháp luật này cũng phải phù hợp với luật pháp quốc tế.

Đánh giá bài viết:
4.7/5 - (7 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Học sinh tiểu biểu và học sinh xuất sắc cái nào cao hơn?

Học sinh Tiêu biểu hoàn là danh hiệu khen thưởng đối với học sinh thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công...

Học sinh có được mang điện thoại đến trường không?

Không cấm học sinh mang điện thoại đến trường nhưng học sinh không được sử dụng điện thoại khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho...

Giáo viên có được yêu học sinh không?

Pháp luật lao động và viên chức đều không cấm hành vi giáo viên yêu học sinh. Tuy nhiên, tình yêu thầy trò khi học sinh, sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường vẫn là vấn đề khá nhạy cảm bởi có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình giáo dục đào tạo và giảng dạy, hiện tượng tiêu cực "gạ tình đổi...

Giáo viên và giảng viên khác nhau như thế nào?

Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung...

Giáo viên có được nhuộm tóc, xăm hình không?

Nhuộm tóc và xăm hình không phải là những hành vi bị cấm, hay vi phạm quy định về trang phục, tác phong, lề lối, nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi