Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Giáo dục – Đào tạo Học sinh có được mang điện thoại đến trường không?
  • Thứ năm, 10/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 887 Lượt xem

Học sinh có được mang điện thoại đến trường không?

Không cấm học sinh mang điện thoại đến trường nhưng học sinh không được sử dụng điện thoại khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.

Học sinh có được mang điện thoại đến trường không? Khi có thắc mắc này, Quý độc giả có thể tham khảo những nội dung chúng tôi chia sẻ trong bài viết nhé!

Học sinh có được mang điện thoại đến trường không?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 37 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp họ (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) thì học sinh không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.

Theo đó, không cấm học sinh mang điện thoại đến trường nhưng học sinh không được sử dụng điện thoại khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.

Liên quan đến quy định này, trong quá trình thực hiện có nhiều ý kiến trái chiều: một số ý kiến cho rằng việc mang điện thoại đến trường ảnh hưởng đến việc học của học sinh, một số thì có suy nghĩ ngược lại. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, trong bối cảnh xã hội hiện nay, việc cho phép mang điện thoại đến trường, có thể sử dụng nhằm mục đích học tập, khi giáo viên cho phép là hợp lý bởi:

Điện thoại là công cụ liên lạc giúp học sinh có thể liên lạc với gia đình, giáo viên, nhà trường trong các trường hợp cần thiết. Điện thoại còn là công cụ hữu ích nếu sử dụng đúng mục đích. Điện thoại thông minh hiện nay có nhiều tiện ích như: tra cứu thông tin, học tập, chia sẻ tài liệu,… giúp cho việc học tập có thể đạt được hiệu quả tốt hơn.

Bản chất, điện thoại không phải là vật dụng nguy hiểm, nó chỉ trở nên nguy hiểm khi con người không biết sử dụng nó vào mục đích tốt đẹp. Chưa kể ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nếu chúng ta không nắm bắt tiếp cận sẽ trở nên lạc hậu.

Như vậy việc Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép học sinh được sử dụng điện thoại trong giờ học phục vụ việc học là một tất yếu khách quan, nhu cầu thực tế cần được khuyến khích, giúp học sinh nhanh chóng cập nhật tiếp cận tri thức của nhân loại nói chung kiến thức phục vụ bài học nói riêng là bổ ích thức thời. Vì vậy không nên và không thể cấm học sinh đem điện thoại đến trường. Thay vì cấm đoán, cần có giải pháp, quy định hướng dẫn giáo dục học sinh sử dụng điện thoại sao cho đúng và hiệu quả.

Quyền và nhiệm vụ của học sinh như thế nào?

Thứ nhất: Quyền của học sinh

– Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể thao của nhà trường theo quy định.

– Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lóp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định.

– Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện.

– Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt.

– Được chuyển trường nếu đủ điều kiện theo quy định; thủ tục chuyển trường thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Thứ hai: Nhiệm vụ của học sinh

– Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.

– Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.

– Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.

– Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.

– Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.

Các hành vi học sinh không được làm

Điều 37 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp họ (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) quy định về các hành vi học sinh không được làm như sau:

1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.

2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.

3. Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.

4. Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.

5. Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.

6. Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.

7. Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.

Quy định về khen thưởng và kỷ luật

Học sinh có thành tích trong học tập và rèn luyện được giáo viên, nhà trường và các cấp quản lý giáo dục khen thưởng bằng các hình thức sau đây:

– Tuyên dương trước lớp hoặc trước toàn trường.

– Khen thưởng các danh hiệu học sinh theo quy định.

– Cấp giấy chứng nhận, giấy khen, bằng khen, nếu đạt thành tích nổi bật hoặc có tiến bộ vượt bậc trong một số lĩnh vực học tập, phong trào thi đua; đạt thành tích trong các kỳ thi, hội thi theo quy định và cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Các hình thức khen thưởng khác.

Học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:

– Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.

– Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.

– Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chắc hẳn rằng qua những chia sẻ trên đây của Công ty Luật Hoàng Phi, Quý vị đã có cho mình câu trả lời cho câu hỏi Học sinh có được mang điện thoại đến trường không?. Trường hợp còn những băn khoăn, thắc mắc trong quá trình tham khảo nội dung bài viết, Quý vị có thể liên hệ chúng tôi qua Tổng đài 1900 6557 để được hỗ trợ giải đáp.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Học sinh tiểu biểu và học sinh xuất sắc cái nào cao hơn?

Học sinh Tiêu biểu hoàn là danh hiệu khen thưởng đối với học sinh thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công...

Giáo viên có được yêu học sinh không?

Pháp luật lao động và viên chức đều không cấm hành vi giáo viên yêu học sinh. Tuy nhiên, tình yêu thầy trò khi học sinh, sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường vẫn là vấn đề khá nhạy cảm bởi có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình giáo dục đào tạo và giảng dạy, hiện tượng tiêu cực "gạ tình đổi...

Giáo viên và giảng viên khác nhau như thế nào?

Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung...

Giáo viên có được nhuộm tóc, xăm hình không?

Nhuộm tóc và xăm hình không phải là những hành vi bị cấm, hay vi phạm quy định về trang phục, tác phong, lề lối, nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao...

Yếu tố nào dưới đây làm cho giá cả hàng hóa có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị của hàng hóa?

Yếu tố nào dưới đây làm cho giá cả hàng hóa có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị của hàng hóa? Câu hỏi này sẽ được chúng tôi trả lời trong bài viết...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi