Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Giáo dục – Đào tạo Học luật có cần xét lý lịch 3 đời không?
  • Thứ hai, 12/06/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1928 Lượt xem

Học luật có cần xét lý lịch 3 đời không?

Ngành luật là ngành học đào tạo kiến thức về hệ thống pháp luật bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất, nội dung thuộc một lĩnh vực đời sống xã hội nhất định.

Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống, sinh viên học luật ra trường có nhiều cơ hội về việc làm, không chỉ làm việc trong các cơ quan nhà nước, các văn phòng luật. Do đó, học luật là lựa chọn của nhiều bạn học sinh, sinh viên, là định hướng của nhiều bậc phụ huynh với con em mình. Một trong những băn khoăn khi chọn học luật là Học luật có xét lý lịch 3 đời không? Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị giải đáp thắc mắc này.

Học luật là học gì?

Ngành luật là ngành học đào tạo kiến thức về hệ thống pháp luật bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất, nội dung thuộc một lĩnh vực đời sống xã hội nhất định. Tuỳ theo mỗi chuyên ngành đào tạo, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức khác nhau liên quan đến lĩnh vực cụ thể trong hệ thống pháp luật.Khi theo học ngành luật, sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức luật bao quát ở hầu hết các lĩnh vực. Sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý, kiến thức về chính trị và các kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội có liên quan đến lĩnh vực pháp luật. 

Các môn học chuyên sâu liên quan mật thiết đến lĩnh vực pháp lý giúp người học nâng cao khả năng tư duy trong nghề nghiệp sẽ được giảng dạy như: Tâm lý học, luật hình sự, luật dân sự, luật tố tụng dân sự, luật tố tụng hình sự, tư pháp quốc tế, luật thương mại quốc tế,…

Học luật học trường nào?

Dưới đây là một số cơ sở đào tạo luật uy tín Quý vị có thể tham khảo:

– Trường Đại học Luật Hà Nội

– Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội

– Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh

– Trường Đại học Luật – Trường Đại học Huế

– Khoa Luật – Trường Đại học Vinh

– Khoa Luật – Trường Đại học Cần Thơ

Học luật có cần xét lý lịch 3 đời không?

Pháp luật hiện hành không có quy định về xét lý lịch 3 đời đối với người học luật. Để học luật, Quý vị cần đáp ứng các yêu cầu, điều kiện theo quy định pháp luật, của cơ sở đào tạo. Chẳng hạn, với trường hợp học luật hệ đại học chính quy, Quý vị phải trải qua kỳ thi tuyển hoặc xét tuyển, hoặc đánh giá năng lực. Hình thức phổ biến nhất là thi tuyển trung học phổ thông quốc gia. Theo Điều 12 Quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, được  sửa đổi bởi Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT), điều kiện đối với thí sinh (người đăng ký dự thi) như sau:

– Người đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém; riêng đối với người học thuộc diện không phải xếp loại hạnh kiểm và người học theo hình thức tự học có hướng dẫn thuộc chương trình GDTX thì không yêu cầu xếp loại hạnh kiểm;

– Người đã học xong chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước phải có Bằng tốt nghiệp THCS và phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém; trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do xếp loại học lực kém ở lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học đối với một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0 (năm) điểm (tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc trường phổ thông nơi ĐKDT), bảo đảm khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm thì đủ điều kiện dự thi về xếp loại học lực theo quy định; trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12, phải được UBND cấp xã nơi cư trú xác nhận việc chấp hành chính sách pháp luật và các quy định của địa phương để được trường phổ thông nơi học lớp 12 xác nhận đủ điều kiện dự thi về xếp loại hạnh kiểm theo quy định;

– Người đã có Bằng tốt nghiệp THPT, người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh phải bảo đảm đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ GDĐT;

– Các đối tượng dự thi phải đăng ký dự thi và nộp đầy đủ các giấy tờ đúng thời hạn.

Lưu ý: Các trường thi tuyển vào các trường công an, quân đội với chuyên ngành Luật có thể có quy định riêng của nhà trường, Quý vị nên tham khảo kỹ thông báo xét tuyển.

Làm luật sư có xét lý lịch 3 đời không?

Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật Luật sư, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (gọi chung là khách hàng).

Điều 10, 11 Luật Luật sư quy định về tiêu chuẩn luật sư, điều kiện hành nghề luật sư như sau:

Điều 10. Tiêu chuẩn luật sư

Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.

Điều 11. Điều kiện hành nghề luật sư

Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật này muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư.

Như vậy, để trở thành luật sư, hành nghề luật sư phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện nhất định, tuy nhiên không có yêu cầu xét lý lịch 3 đời.

Học luật trở thành luật sư?

Học luật không đồng nghĩa với việc trở thành luật sư, người học luật cũng không bắt buộc phải trở thành luật sư. Kết thúc chương trình đào tạo luật tại trường đại học, bạn trở thành cử nhân ngành luật, còn để trở thành luật sư, bạn phải học thêm, có thời gian tập sự, thi đỗ để được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư.

Như đã chia sẻ trên đây, học luật để có thêm hiểu biết sâu rộng hơn về các lĩnh vực pháp luật – điều mà có lẽ công dân ở bất kỳ ngành nghề nào cũng cần có. Theo đó, ngành luật chỉ là một ngành học, còn định hướng trở thành luật sư dựa trên khả năng, nhu cầu, sở thích của mỗi người. Người học luật có nhiều cơ hội về việc làm như:

– Làm giảng viên luật;

– Làm việc tại Tòa án, Viện kiểm sát;

– Làm cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, tổ chức;

– Làm luật sư tại các văn phòng luật, công ty luật

– Làm công chứng viên tại các phòng công chứng, văn phòng công chứng

– Làm thừa phát lại tại các văn phòng thừa phát lại;

– Làm pháp chế trong các doanh nghiệp

– Làm hành chính – nhân sự trong các doanh nghiệp;

– Làm về bảo hiểm, tài chính – ngân hàng; bất động sản;….

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến Học luật có xét lý lịch 3 đời không? Luật Hoàng Phi rất mong những chia sẻ của mình đã đem đến những thông tin bổ ích khi Quý vị tìm hiểu về ngành luật.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Học sinh tiểu biểu và học sinh xuất sắc cái nào cao hơn?

Học sinh Tiêu biểu hoàn là danh hiệu khen thưởng đối với học sinh thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công...

Học sinh có được mang điện thoại đến trường không?

Không cấm học sinh mang điện thoại đến trường nhưng học sinh không được sử dụng điện thoại khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho...

Giáo viên có được yêu học sinh không?

Pháp luật lao động và viên chức đều không cấm hành vi giáo viên yêu học sinh. Tuy nhiên, tình yêu thầy trò khi học sinh, sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường vẫn là vấn đề khá nhạy cảm bởi có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình giáo dục đào tạo và giảng dạy, hiện tượng tiêu cực "gạ tình đổi...

Giáo viên và giảng viên khác nhau như thế nào?

Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung...

Giáo viên có được nhuộm tóc, xăm hình không?

Nhuộm tóc và xăm hình không phải là những hành vi bị cấm, hay vi phạm quy định về trang phục, tác phong, lề lối, nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi