Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Giáo dục – Đào tạo Giáo viên và giảng viên khác nhau như thế nào?
  • Thứ tư, 09/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1295 Lượt xem

Giáo viên và giảng viên khác nhau như thế nào?

Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp.

Trong trường học khi nào được gọi là giáo viên, khi nào được gọi là giảng viên, Giáo viên và giảng viên khác nhau như thế nào? Quý độc giả hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây nhé.

Giáo viên là gì?

Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp.

Giáo viên là người giảng dạy, giáo dục cho các học sinh, lên kế hoạch, tiến hành các tiết dạy học, thực hành và phát triển các khóa học nằm trong chương trình giảng dạy của nhà trường đồng thời cũng là người kiểm tra, ra đề bài, chấm điểm thi cho những học sinh để đánh giá chất lượng từng học học sinh. 

Ngoài ra thì giáo viên còn là người khởi xướng các hoạt động phong trào, các cuộc thi thực tế bổ ích và giúp cho học sinh tìm hiểu và khám phá ra những điều mới lạ từ các cuộc thi của mình.

Có thể thấy đối với xã hội từ trước tới nay thì việc dạy học là một nghề vô cùng cao quý, đào tạo và cho ra đời thế hệ học trò có vai trò quyết định tới sự phát triển của đất nước nhất là đối với thời kì hội nhập và phát triển hiện nay nên không gì có thể đếm được công lao vất vả của những người thầy giáo, cô giáo trong sự nghiệp trồng người.

Giáo viên có thể có rất nhiều ngành dạy học cho học sinh, cụ thể như sau:

– Giáo viên Mầm non

– Giáo viên Tiểu học (Ở cấp 1)

– Giáo viên Trung học cơ sở (ở cấp 2)

– Giáo viên Trung học phổ thông (ở cấp 3)

– Giáo viên Nghệ thuật

– Giáo viên Thể dục

– Giáo viên Giáo dục công dân

– Giáo viên Tiếng Anh

– Giáo viên Lịch sử

– Giáo viên Địa lý

– Giáo viên giáo dục đặc biệt

– Giáo viên Ngữ Văn

– Giáo viên Hóa Học

– Giáo viên Sinh học

– Giáo viên Vật lý

– Giáo Viên Toán học

Giảng viên là gì?

Giảng viên là nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên.

Giảng viên là các chủ thể thực hiện công việc giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học trong đó các tiêu chuẩn được đặt ra về bằng cấp, trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng giảng dạy. Bên cạnh đó là các giá trị đạo đức, tư cách của người nhà giáo để đảm bảo các hiệu quả tổ chức cũng như mục tiêu giảng dạy.

Ở bậc đại học việc nghiên cứu tập chung với lý luận và các nghiên cứu khoa học cho nên giảng viên phải có trình độ từ thạc sĩ trở lên (trừ trợ giảng). Trong đó cũng ưu tiên tuyển dụng các giảng viên có năng lực, chất lượng giảng dạy và thành tích tốt. Qua đó cống hiến nhiều hơn cho sự nghiệp giáo dục cũng như chất lượng nguồn lao động tương lai.

Vậy Giáo viên và giảng viên khác nhau như thế nào? Nội dung tiếp theo sẽ giải đáp chi tiết hơn.

Giáo viên và giảng viên khác nhau như thế nào?

Mặc dù giáo viên và giảng viên cùng là người giảng dạy ở các cơ sở đào tạo nhưng đây là hau đối tượng khác nhau, nội dung sau đây sẽ đưa ra các tiêu chí cụ thể để phân biệt giáo viên và giảng viên.

Tiêu chíGiáo viênGiảng viên
Khái niệmLà người giảng dạy, giáo dục cho học viên, lên kế hoạch, tiến hành các tiết dạy học, thực hành và phát triển các khóa học nằm trong chương trình giảng dạy của nhà trường đồng thời cũng là người kiểm tra, ra đề, chấm điểm thi cho học sinh để đánh giá chất lượng từng học trò.

Giáo viên tại các trường công lập là viên chức, còn những người giữ cương vị lãnh đạo có chức vụ, chức danh sẽ là công chức.

 

Chuyên môn đảm nhiệm việc giảng dạy và đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng thuộc một chuyên ngành đào tạo của trường đại học hoặc cao đẳng.
Trình độTrung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩĐại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
Thời gian làm việcThời gian làm việc 42 tuần/năm với 37 tuần giảng dạy và hoạt động giáo dục trong kết hoạch thời gian năm học, 03 tuần học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, 01 tuần chuẩn bị năm học mới và 01 tuần tổng kết năm học.

(Khoản 2 Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT)

 

Thời gian làm việc của giảng viên là 44 tuần/năm tương đương 1.760 giờ hành chính/năm tham gia các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng và các nhiệm vụ chuyên môn khác.

Giảng dạy lý thuyết trên lớp/online là 50 phút/tiết, 200 – 350 giờ/năm tương đương với 600 – 1.050 giờ hành chính.

(Khoản 1 Điều 3 Thông tư 20/2020/TT-BGDĐT)

 

Định mức giảng dạyĐược Tính theo Tiết dạy với từng cấp khác nhauGiờ chuẩn giảng dạy
Nhiệm vụ

 

Nhiệm vụ của giáo viên thực hiện theo quy định tại Điều lệ trường Tiểu học, Điều lệ Trường Trung học cơ sở, Trường Trung học phổ thông, lớp đào sơ cấp, trung cấp.Được phân theo từng hạng (3 hạng) Mỗi hạng giảng viên sẽ có những yêu cầu, điều kiện và tiêu chuẩn phù hợp.
Chế độ nghỉ hè02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có)Không quy định cụ thể mà chỉ yêu cầu thời gian làm việc của giảng viên là 44 tuần tương đương 1.760 giờ hành chính

Giáo viên là công chức hay viên chức?

Trước khi trả lời được câu hỏi giáo viên là công chức hay viên chức cần nắm được khái niệm công chức, viên chức như sau:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ công chức 2008 được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019  quy định như sau:

Điều 4. Cán bộ, công chức

2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Theo quy định tại Điều 2 Luật viên chức 2010 quy định như sau:

Điều 2. Viên chức

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Từ những quy định trên có thể thấy được rằng viên chức là người làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật còn công chức là người được bổ nhiệm, tuyển dụng vào các cơ quan nêu trên.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật Giáo dục năm 2019 thì giáo viên là người dạy các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, dạy trình độ sơ cấp, trung cấp, đại học…

Theo đó các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, sơ cấp, trung cấp, đại học… thuộc lĩnh vực nghề nghiệp giáo dục nếu trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo thì sẽ là đơn vị sự nghiệp công lập. Vì vậy giáo viên làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ là viên chức.

Giáo viên dạy hợp đồng có phải viên chức không?

Bên cạnh giáo viên là người ký hợp đồng làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập thì còn có giáo viên thực hiện hợp đồng lao động với đơn vị sự nghiệp công lập hay thường gọi là giáo viên hợp đồng. Quan hệ lao động ở đây bào gồm:

– Giáo viên là người lao động.

– Đơn vị sự nghiệp công lập là người sử dụng lao động.

Đây là quan hệ lao động được điều chỉnh bởi Bộ luật Lao động mà không thuộc trường hợp quy định của Luật Viên chức, vì vậy giáo viên hợp đồng là người lao động không phải viên chức.

Trên đây là những chia sẻ của Luật Hoàng Phi về nội dung Giáo viên và giảng viên khác nhau như thế nào? mong rằng đã cung cấp đến quý độc giả những thông tin hữu ích.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Học sinh tiểu biểu và học sinh xuất sắc cái nào cao hơn?

Học sinh Tiêu biểu hoàn là danh hiệu khen thưởng đối với học sinh thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công...

Học sinh có được mang điện thoại đến trường không?

Không cấm học sinh mang điện thoại đến trường nhưng học sinh không được sử dụng điện thoại khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho...

Giáo viên có được yêu học sinh không?

Pháp luật lao động và viên chức đều không cấm hành vi giáo viên yêu học sinh. Tuy nhiên, tình yêu thầy trò khi học sinh, sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường vẫn là vấn đề khá nhạy cảm bởi có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình giáo dục đào tạo và giảng dạy, hiện tượng tiêu cực "gạ tình đổi...

Giáo viên có được nhuộm tóc, xăm hình không?

Nhuộm tóc và xăm hình không phải là những hành vi bị cấm, hay vi phạm quy định về trang phục, tác phong, lề lối, nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao...

Yếu tố nào dưới đây làm cho giá cả hàng hóa có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị của hàng hóa?

Yếu tố nào dưới đây làm cho giá cả hàng hóa có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị của hàng hóa? Câu hỏi này sẽ được chúng tôi trả lời trong bài viết...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi