Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Giáo dục – Đào tạo Giáo viên có được nhuộm tóc, xăm hình không?
  • Thứ năm, 10/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1621 Lượt xem

Giáo viên có được nhuộm tóc, xăm hình không?

Nhuộm tóc và xăm hình không phải là những hành vi bị cấm, hay vi phạm quy định về trang phục, tác phong, lề lối, nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Giáo viên có được nhuộm tóc, xăm hình không? Đây là thắc mắc sẽ được chúng tôi chia sẻ, làm rõ qua nội dung bài viết. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo:

Giáo viên có được nhuộm tóc, xăm hình không?

Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn hiện hành không có quy định về cấm nhuộm tóc, xăm hình. Vậy Giáo viên có được nhuộm tóc, xăm hình không?

Giáo viên có thể là người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động, chịu sự điều chỉnh của pháp luật lao động (Bộ luật lao động và các văn bản có liên quan), có thể là viên chức (là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật) là đối tượng áp dụng của Luật Viên chức và các văn bản có liên quan:

Thứ nhất: Với giáo viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động

Điều 8 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động gồm:

1. Phân biệt đối xử trong lao động.

2. Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.

3. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

4. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.

5. Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

6. Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.

7. Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.

Tham khảo các văn bản khác là nguồn của pháp luật lao động, chúng ta đều không thấy các quy định liên quan đến nhuộm tóc, xăm hình nói chung và quy định về cấm nhuộm tóc, xăm hình nói riêng.

Thứ hai: Với giáo viên là viên chức

Điều 19 Luật Viên chức quy định về Những việc viên chức không được làm

1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.

2. Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định của pháp luật.

3. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.

4. Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội.

5. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.

6. Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, nhuộm tóc, xăm hình cũng không phải là hành vi cấm với viên chức.

Điều 3 Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Bộ nội vụ (Ban hành kèm theo Quyết định số 758/QĐ-BNV ngày 23 tháng 06 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ) quy định về trang phục, tác phong, lề lối, nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động như sau:

Khi làm việc tại công sở và trong thời gian thực thi nhiệm vụ, công vụ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải tuân theo các quy định sau:

1. Mặc trang phục công sở lịch sự, đầu tóc gọn gàng, đi giày hoặc dép có quai hậu. Trang phục phải phù hợp với tính chất công việc, đặc thù của Ngành và thuần phong, mỹ tục của dân tộc (quần, áo kín đáo, váy dài quá đầu gối, không xẻ tà quá cao, không được mặc quần bò, áo phông không có ve cổ). Khuyến khích nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động mặc trang phục dân tộc vào các ngày lễ, tết hoặc các dịp đặc biệt của Bộ. Đối với ngành, lĩnh vực có trang phục riêng thì thực hiện theo quy định riêng.

2. Tư thế, tác phong, cử chỉ nghiêm túc; thái độ niềm nở, hòa nhã, khiêm tốn, lễ phép, tôn trọng người giao tiếp; sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.

3. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động phải đeo hoặc cài thẻ tên, phù hiệu, chức danh đúng quy định.

4. Không làm việc riêng, gây mất trật tự trong giờ làm việc.

5. Không hút thuốc lá tại cơ quan, phòng làm việc; không sử dụng đồ uống có cồn trước và trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa các ngày làm việc (trừ trường hợp được cấp có thẩm quyền phân công đi tiếp khách theo nghi thức lễ tân ngoại giao).

6. Không đeo tai nghe, mở nhạc, nghe nhạc, chơi điện tử và các thiết bị giải trí cá nhân trong giờ làm việc.

7. Giữ gìn vệ sinh nơi công sở và nơi làm việc; không thắp hương, không lưu trữ các hình ảnh, nội dung văn hóa phẩm đồi trụy, tài liệu chống Đảng, Nhà nước.

Như vậy, nhuộm tóc và xăm hình không phải là những hành vi bị cấm, hay vi phạm quy định về trang phục, tác phong, lề lối, nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Do đó, nếu chỉ chiếu theo các quy định pháp luật, với câu hỏi Giáo viên có được nhuộm tóc, xăm hình không? Chúng tôi xin trả lời là không.

Tuy nhiên, ngoài quy định của pháp luật thì giáo viên còn có trách nhiệm thực hiện điều lệ của nhà trường và quy tắc ứng xử của nhà giáo. Điều lệ do Nhà trường quy định và ban hành. Do đây là văn bản nội bộ nên mỗi trường có một quy định khác nhau, không thống nhất. Một số cơ sở giáo dục có thể áp dụng quy định khác để phù hợp với tính chất công việc mà giáo viên đó đảm nhận. Ví dụ, không cho phép nhuộm màu tóc quá sặc sỡ, quá nổi bật hoặc không cho phép xăm hình quá lớn.

Giáo viên có nên nhuộm tóc, xăm hình không?

Không bị ràng buộc bởi quy định pháp luật hay các quy tắc ứng xử của đơn vị làm việc, việc giáo viên có nhuộm tóc, xăm hình hay không là tự do của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng khi quyết định xăm hình, nhuộm tóc, đặc biệt là với hình xăm quá to, rõ ràng, màu sắc quá nổi bật, nếu Quý vị là giáo viên nên có sự cân nhắc dưới góc độ thực tế. Bởi lẽ ngành giáo có một đặc thù là thực hiện giáo dục, đào tạo cho học sinh, sinh viên, những người ở những độ tuổi, tầng lớp, giới tính, thành phần… khác nhau và người nhận được sự giáo dục, đào tạo từ giáo viên có thể bị ảnh hưởng bởi giáo viên. Đặc biệt với các bạn học sinh chưa có nhận thức đầy đủ, rõ ràng về khía cạnh hạn chế khi có những hình xăm, rất có thể bị ảnh hưởng xấu tới tương lai sau này.

Thực tế cho thấy, đã có nhiều em học sinh lỡ xăm hình, sau đó bị mất cơ hội để được vào học tại các trường công an, quân đội, khiến các em không thể theo đuổi đam mê chỉ vì chưa có hiểu biết đầy đủ. Có những em sau khi xăm hình thì bị xã hội chỉ trích, bị bạn bè xa lánh bởi những quan điểm truyền thống. Nhiều em bị mất hạnh phúc cá nhân khi cha mẹ người bạn đời của mình không thể chấp nhận một hình xăm trên cơ thể của con.

Còn đó rất nhiều những hệ lụy xấu mà một hình xăm có thể mang lại cho cuộc sống của mỗi người. Khi mà những em học sinh vẫn chưa có những hiểu biết đầy đủ về hậu quả của việc xăm hình thì giáo viên không nên thể hiện những hành vi đồng thuận với sự việc đó. Thực tế hiện nay có không ít những giáo viên xăm hình lên cơ thể. Thay vì lên án hay phê phán hành vi xăm hình của giáo viên. Hãy tôn trọng quyền riêng tư của người giáo viên đó và cung cấp đủ kiến thức cho trẻ về hậu quả của việc xăm hình. Xã hội ngày càng phát triển, mọi người sẽ sống với nhau chân thành và cởi mở hơn, những định kiến sẽ dần bị xóa bỏ. Tôi mong sẽ có  một ngày nào đó, xã hội chấp nhận những khác biệt, những quyền tự do riêng của mỗi người. Khi đó, giáo viên cũng sẽ được sống theo cá tính và sở thích của chính mình.  

Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật Hoàng Phi giúp giải đáp thắc mắc: Giáo viên có được nhuộm tóc, xăm hình không? Giáo viên có được nhuộm tóc, xăm hình không? Quý độc giả có những băn khoăn, vướng mắc trong quá trình tham khảo nội dung bài viết có thể liên hệ để được hỗ trợ qua Tổng đài 1900 6557 để được tư vấn, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Học sinh tiểu biểu và học sinh xuất sắc cái nào cao hơn?

Học sinh Tiêu biểu hoàn là danh hiệu khen thưởng đối với học sinh thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công...

Học sinh có được mang điện thoại đến trường không?

Không cấm học sinh mang điện thoại đến trường nhưng học sinh không được sử dụng điện thoại khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho...

Giáo viên có được yêu học sinh không?

Pháp luật lao động và viên chức đều không cấm hành vi giáo viên yêu học sinh. Tuy nhiên, tình yêu thầy trò khi học sinh, sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường vẫn là vấn đề khá nhạy cảm bởi có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình giáo dục đào tạo và giảng dạy, hiện tượng tiêu cực "gạ tình đổi...

Giáo viên và giảng viên khác nhau như thế nào?

Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung...

Yếu tố nào dưới đây làm cho giá cả hàng hóa có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị của hàng hóa?

Yếu tố nào dưới đây làm cho giá cả hàng hóa có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị của hàng hóa? Câu hỏi này sẽ được chúng tôi trả lời trong bài viết...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi