• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 7826 Lượt xem

Ví dụ về câu nghi vấn

Câu nghi vấn đung để hỏi nhằm khai thác thông tin về một sự vật, hiện tượng nào đó. Câu nghi vấn rất phổ biến, được sử dụng cả trong văn học hay trong giao tiếp thông thường. Vậy câu nghi vấn là gì? Ví dụ về câu nghi vấn như thế nào? Câu nghi […]

Câu nghi vấn đung để hỏi nhằm khai thác thông tin về một sự vật, hiện tượng nào đó. Câu nghi vấn rất phổ biến, được sử dụng cả trong văn học hay trong giao tiếp thông thường. Vậy câu nghi vấn là gì? Ví dụ về câu nghi vấn như thế nào?

Câu nghi vấn là gì?

Câu nghi vấn là loại câu hỏi với mục đích là hỏi những điều mình không biết, đang thắc mắc hoặc nghi vấn để tìm ra câu trả lời. Cùng với câu trần thuật thì nghi vấn là câu thường xuyên được sử dụng trong giao tiếp và văn học, tiểu thuyết.

Loại câu này thường xuất hiện đi kèm với các từ như sao vậy, như thế nào, ở đâu, ra sao, bao nhiêu, bấy nhiêu, rồi, hả, sao… Cuối câu nghi vấn thường sử dụng dấu chấm hỏi.

Ví dụ câu nghi vẫn

Chú ơi, cho cháu hỏi bạn Nam có ở nhà không?

→  câu nghi vấn có mục đích để hỏi về sự tồn tại, xuất hiện của nhân vật Nam.

Thứ mấy chúng ta gặp nhau?

→  câu nghi vấn có mục đích hỏi về thời gian.

Nhà chú ở đâu?

→  câu nghi vấn có mục đích để hỏi về nơi ở.

Vì sao bạn đến trễ vậy?

→  câu nghi vấn có mục đích để hỏi về nguyên nhân.

Vai trò của câu nghi vấn

Câu nghi vấn được dùng để hỏi một sự vật, việc hay một vấn đề gì đó. Mục đích truyền đạt thông qua việc sử dụng từ nghi vấn. ngoài ra câu nghi vấn còn được dùng với nhiều mục đích khác như: khẳng định, biểu cảm….

Ví dụ:

Con nên tập trung học chứ nhỉ?

→  tuy có hình thức là câu hỏi – có dấu chấm hỏi và từ để hỏi nhưng cầu này lại được dùng với mục đích nhắc nhở, khuyên bảo là chính.

Ôi, con mèo này đáng yêu quá hả?

→ câu này cũng có hình thức câu hỏi nhưng mục đích để bày tỏ cảm xúc, tình cảm đối với sự vật đang được nói đến.

Không tắt đèn à?

→  câu này cũng có hình thức câu hỏi nhưng mục đích là để ra lệnh, cầu khiến.

Đặc điểm câu nghi vấn

Câu nghi vấn là dạng câu dùng để hỏi. cho nên dấu hiệu để nhận biết là dấu câu. Mỗi loại câu đều có dấu câu nhất định như: câu cầu khiến (.), câu cảm thán (!), câu nghi vấn (?). ví dụ: con ăn cơm chưa.

Ngoài ra còn có thể sử dụng từ dùng để hỏi như: ai, gì, bao giờ, khi nào, bấy nhiêu….và một số từ có quan hệ nghi vấn : hoặc, hay. Ví dụ: ai là người đến trể nhất?

Khi muốn hỏi về thời gian dùng từ: khi nào, lúc nào, bao giờ, bao lâu.

Ví dụ: con đi học từ khi nào?

Bao lâu nữa thì ba đến?

Mẹ đến đây từ lúc nào?

Khi muốn hỏi về nơi chốn dùng từ: ở đâu, nơi nào

Ví dụ: mẹ gặp con ở đâu?

Nhà mình sẽ đi ăn ở nơi nào?

Khi muốn hỏi về nguyên nhân, lý do có thể sử dụng từ: tại sao, vì sao

Ví dụ: Tại sao con không đi học ?

Vì sao con bỏ học ?

Khi muốn hỏi về sự lựa chọn có thể dùng từ: hay, hoặc, hay là, hoặc là

Ví dụ: Em thích ăn bắp hay ăn xôi?

Mình đi ăn hoặc đi shoping?

Khi muốn hỏi về sự khẳng định hay phủ định có thể sử dụng từ: không, chưa, à, ư, hả.

Ví dụ: Em uống sinh tố  không?

Con uống thuốc chưa?

Chú ý: Cần lưu ý phân biệt từ nghi vấn và từ phủ định. Tuy có cùng hình thức ngữ âm nhưng có ý nghĩa khác nhau.

Ví dụ:

Mẹ chưa ăn cơm.

→  Từ “chưa” trong trường hợp này là từ phủ định.

Mẹ ăn cơm chưa?

→  Từ “chưa” trong trường hợp này là từ dùng để hỏi.

Nhận xét: Tùy chủ ý của người nó mà từ nghi vấn có thể được đặt ở đầu câu hay cuối câu.

Ví dụ:

Khi nào mẹ đi chợ về?

→  Từ để hỏi “khi nào” được đặt ở đầu câu nhằm nhấn mạnh câu hỏi của người nói.

Nhưng cũng có thể đặt từ để hỏi ấy ở giữa hoặc cuối câu

Ví dụ:

Mẹ khi nào đi chợ về?

Mẹ đi chợ về khi nào?

Chính vì vậy từ nghi vấn không có vị trí cố định. Cho nên trong một số trường hợp người nói có thể lượt bỏ hết chủ ngữ, vị ngữ chỉ để lại dùng để hỏi.

Ví dụ:

Chỗ nào?

Câu nghi vấn được sử dụng khá phổ biến trong giao tiếp hằng ngày. Ngoài ra người nói sẽ lên giọng hoặc nhấn giọng vào một số từ nghi vấn. Còn người nghe thì căn cứ vào ngữ điệu của người nói để nhận diện.

Xuống nước

→  Nếu được nói với giọng điệu nhấn mạnh ngạc nhiên thì đây cũng là câu nghi vấn.

Trên đây là nội dung bài viết ví dụ về câu nghi vấn. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Học sinh tiểu biểu và học sinh xuất sắc cái nào cao hơn?

Học sinh Tiêu biểu hoàn là danh hiệu khen thưởng đối với học sinh thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công...

Học sinh có được mang điện thoại đến trường không?

Không cấm học sinh mang điện thoại đến trường nhưng học sinh không được sử dụng điện thoại khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho...

Giáo viên có được yêu học sinh không?

Pháp luật lao động và viên chức đều không cấm hành vi giáo viên yêu học sinh. Tuy nhiên, tình yêu thầy trò khi học sinh, sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường vẫn là vấn đề khá nhạy cảm bởi có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình giáo dục đào tạo và giảng dạy, hiện tượng tiêu cực "gạ tình đổi...

Giáo viên và giảng viên khác nhau như thế nào?

Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung...

Giáo viên có được nhuộm tóc, xăm hình không?

Nhuộm tóc và xăm hình không phải là những hành vi bị cấm, hay vi phạm quy định về trang phục, tác phong, lề lối, nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi