Văn phòng công chứng có làm việc thứ 7 không?
Văn phòng công chứng hoạt động theo quy định của pháp luật. Vậy Văn phòng công chứng có làm việc thứ 7 không?
Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Công chứng 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh. Vậy văn phòng công chứng có làm việc thứ 7 không? Văn phòng công chứng được thành lập như thế nào?
Văn phòng công chứng có làm việc thứ 7 không?
Điều 32 Luật Công chứng năm 2014 quy định tổ chức hành nghề công chứng được thực hiện công chứng ngoài ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân. Bên cạnh đó, Điều 33 cũng quy định nghĩa vụ của văn phòng công chứng là ”Thực hiện chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước”.
Như vậy, văn phòng công chứng thực hiện chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước là làm việc từ Thứ Hai đến hết Thứ Sáu. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu công chứng của người dân thì văn phòng công chứng được quyền làm việc ngoài giờ hành chính.
Cụ thể, ngày, giờ làm việc sẽ tùy thuộc vào từng văn phòng công chứng, nhưng thông thường các văn phòng công chứng sẽ làm việc từ Thứ Hai đến hết buổi sáng Thứ Bảy.
Điều kiện thành lập văn phòng công chứng
Thành lập văn phòng công chứng cần áp dụng những điều kiện sau đây:
Thứ nhất: Về loại hình doanh nghiệp
Căn cứ tại khoản 1 Điều 22 Luật Công chứng 2014 thì Văn phòng công chứng được thành lập dưới loại hình công ty hợp danh. Văn phòng công chứng phải có từ 2 công chứng viên hợp danh trở lên, văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.
Thứ hai: Người đại diện theo pháp luật của văn phòng công chứng
Người đại diện theo pháp luật của văn phòng công chứng phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.
– Tiêu chuẩn Công chứng viên được quy định như sau:
Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:
+ Có bằng cử nhân luật;
+ Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
+ Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật Công chứng 2014;
+ Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
+ Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.
Thứ ba: Đặt tên văn phòng công chứng
Khoản 2 Điều 22 Luật Công chứng 2014 quy định về tên văn phòng công chứng như sau:
Tên gọi của Văn phòng công chứng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Thứ tư: Trụ sở của văn phòng công chứng
Trụ sở của Văn phòng công chứng phải có địa chỉ cụ thể, có nơi làm việc cho công chứng viên và người lao động với diện tích tối thiểu theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các đơn vị sự nghiệp, có nơi tiếp người yêu cầu công chứng và nơi lưu trữ hồ sơ công chứng.
Thứ năm: Con dấu của văn phòng công chứng
– Văn phòng công chứng có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.
– Văn phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy.
– Văn phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định cho phép thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Văn phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.
Hồ sơ thành lập văn phòng công chứng gồm những gì?
Để thành lập văn phòng công chứng cần hồ sơ gồm:
– Đơn đề nghị thành lập Văn phòng công chứng;
– Đề án thành lập Văn phòng công chứng, trong đó nêu rõ sự cần thiết thành lập, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện;
– Bản sao quyết định bổ nhiệm công chứng viên tham gia thành lập Văn phòng công chứng.
Thẩm quyền cấp phép hoạt động văn phòng công chứng
Khoản 1, 2 Điều 23 Luật Công chứng 2014 quy định về thành lập và đăng ký hoạt động văn phòng công chứng như sau:
1. Các công chứng viên thành lập Văn phòng công chứng phải có hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gồm đơn đề nghị thành lập và đề án thành lập Văn phòng công chứng, trong đó nêu rõ sự cần thiết thành lập, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện; bản sao quyết định bổ nhiệm công chứng viên tham gia thành lập Văn phòng công chứng.
2. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép thành lập văn phòng công chứng.
Trên đây là nội dung bài viết Văn phòng công chứng có làm việc thứ 7 không? của Công ty Luật Hoàng Phi, cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Khu kinh tế là gì? Điều kiện thành lập khu kinh tế?
Khu kinh tế là khu vực có ranh giới địa lý xác định, gồm nhiều khu chức năng, được thành lập để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ quốc phòng, an...

Bằng A1 chạy được xe bao nhiêu cc?
Theo quy định tại Chương V Luật giao thông đường bộ năm 2008 thì theo đó, bằng lái xe hạng A1 sẽ cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3 từ đủ 18 tuổi trở lên (tính đến ngày dự sát hạch lái...

Nợ xấu có vay được ngân hàng chính sách không?
Theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 03/2013/TT-NHNN, thông tin nợ xấu được lưu trữ trong thời gian tối đa 05 năm trừ trường hợp CIC có chính sách cung cấp thông tin...

Bệnh viện Trưng Vương thuộc tuyến nào?
Bệnh viện Trưng Vương là bệnh viện đa khoa hạng I của thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, bệnh viện là một trong 4 đơn vị được Sở Y tế công nhận là đơn vị y tế đủ điều kiện tổ chức khám sức khỏe cho các đối tượng theo thông tư...

113 là số điện thoại gì? Gọi số 113 có mất tiền không?
Tổng đài 113 hoạt động tiếp nhận tin báo 24/24 giờ các ngày trong tuần (kể cả thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ, tết). Mọi tin báo liên quan đến an ninh, trật tự đến 113 đều được tiếp nhận và xử lý kịp...
Xem thêm