Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Văn bản áp dụng pháp luật là gì?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5984 Lượt xem

Văn bản áp dụng pháp luật là gì?

Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản pháp lý có nội dung, tính chất của văn bản mang tính cá biệt, mang nội dung có tính chất quyền lực mà được lập, xác lập dựa trên yêu cầu vụ việc mà các chủ thể có thẩm quyền…

Văn bản áp dụng pháp luật hiện nay đã không còn là một khái niệm xa lạ đối với tất cả chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được những nội dung như khái niệm, các đặc điểm của văn bản áp dụng pháp luật, phân biệt được văn bản áp dụng pháp luật với một số văn bản pháp luật khác.

Trong bài viết Văn bản áp dụng pháp luật là gì? này, chúng tôi sẽ cung cấp một số kiến thức đối với những vấn đề xoay quanh vấn đề văn bản áp dụng pháp luật.

Văn bản áp dụng pháp luật là gì?

Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản pháp lý có nội dung, tính chất của văn bản mang tính cá biệt, mang nội dung có tính chất quyền lực mà được lập, xác lập dựa trên yêu cầu vụ việc mà các chủ thể có thẩm quyền (cơ quan nhà nước; nhà chức trách hoặc tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền) đưa ra quyết định ban hành dựa trên cơ sở pháp luật, pháp lý thực hiện theo trình tự, thủ tục mà luật định nhằm điều chỉnh cá biệt đối với các tổ chức, cá nhân cụ thể đã xác định được danh tính cụ thể và trong những trường hợp cụ thể dưới góc độ lý luận chung về Nhà nước và pháp luật.

Nghiên cứu khác mà xét dưới góc độ xây dựng văn bản pháp luật thì loại văn bản á dụng pháp luật được hiểu như sau:

Văn bản áp dụng pháp luật được xác định là văn bản do các chủ thể có đủ tư cách về thẩm quyền ban hành theo hình thức cũng như các nội dung trình tự thủ tục do pháp luật quy định, nhằm cá biệt hóa các quy phạm pháp luật thành những mệnh lệnh cụ thể, áp dụng một lần đối với cá nhân, tổ chức nhất định.

Đặc điểm của văn bản áp dụng pháp luật

Các đặc điểm của văn bản áp dụng pháp luật như sau:

+ Do cơ quan nhà nước, quan chức, công chức có thẩm quyền hoặc tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền áp dụng pháp luật, ban hành theo thủ tục, trình tự luật định.

+ Mang tính cá biệt, chỉ hướng tới một cá nhân, cơ quan, tổ chức cá biệt cụ thể.

+ Được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước.

+ Dựa trên cơ sở pháp lý là văn bản quy phạm pháp luật thực định.

Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật

Để giúp Quý độc giả hiểu rõ hơn về văn bản áp dụng pháp luật là gì? chúng tôi sẽ đưa ra nội dung về phân biệt văn bản áp dụng pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật.

Trên thực tế, không ít những bài viết phân tích sự khác nhau đối với hai loại văn bản pháp luật này. Việc phân biệt này có ý nghĩa vô cùng quan trọng để tránh nhầm lẫn và có cái nhìn mơ hồ về pháp luật. Chính vì sự quan trọng của việc phân biệt này, chúng tôi sẽ đưa ra một số điểm quan trọng và dễ nhận biết nhất trong bài viết lần nay.

Nhìn từ phương diện lý luận, văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng phá luật có ranh giới bởi những yếu tố sau:

Thứ nhất: Về khái niệm

Văn bản quy phạm pháp luật là loại văn bản chứa quy phạm pháp luật, được ban hành tuân thủ đúng theo những gì pháp luật đã quy định bao gồm việc tuân theo thẩm quyền, trình tự, hình thức, các thủ tục. Về bản chất, quy phạm pháp luật chính là những quy tắc ứng xử chung, có hiệu lực theo tính chất bắt buộc và được áp dụng lặp nhiều lần trong mọi cơ quan cho tới cá nhân trong cả nước. Các quy tắc này đã được quy định bởi cơ quan có thẩm quyền và ban hành, được đảm bảo thực hiện bởi Nhà nước.

Trong khi đó, văn bản áp dụng pháp luật là loại văn bản chứa đựng các quy tắc ứng xử cá biệt, được áp dụng chỉ một lần trong đời sống, đảm bảo thực hiện thông qua sự cưỡng chế của nhà nước.

Thứ hai: Về thời gian có hiệu lực của văn bản

Với các văn bản quy phạm pháp luật, thời gian hiệu lực sẽ dài hơn, dựa vào mức ổn định trong phạm vi áp dụng cũng như đối tượng được điều chỉnh. Trong khi đó, văn bản áp dụng luật có thời gian hiệu lực ngắn hơn và dựa vào từng vụ việc cụ thể.

Thứ ba: Về phạm vi áp dụng

Văn bản quy phạm pháp luật có phạm vi áp dụng rộng rãi, dành cho tất cả mọi người nằm trong phạm vi điều chỉnh. Ví dụ cụ thể: theo quy định của pháp luật Nghĩa vụ quân sự áp dụng đối với nam giới từ 18 tuổi đến 27 tuổi trừ những trường hợp cụ thể.

Phạm vi của văn bản áp dụng pháp luật chỉ có hiệu lực đối với một hoặc một vài đối tượng đã được xác định đích danh cụ thể ở trong văn bản. Ví dụ như Quyết định của Viện kiểm sát nhân dân.

Thứ tư: Về tên gọi, hình thức và chủ thể ban hành

Trong khi văn bản quy phạm pháp luật có hình thức, cách gọi hay chủ thể ban hành được xác định rõ qua 15 loại văn bản do tập thể ban hành (gồm các cá nhân, các tổ chức có thẩm quyền) thì văn bản áp dụng luật chưa được pháp điển hóa, thường được ban hành bởi các cá nhân.

Thứ năm: Về văn bản quy phạm pháp luật với văn bản áp dụng luật ở cơ sở ban hành

Cơ sở ban hành của văn bản quy phạm pháp luật là Hiến pháp, các bộ luật và những văn bản quy phạm pháp luật được ban hành bởi người có thẩm quyền. Có nghĩa rằng, văn bản pháp luật/quy phạm pháp luật chính là văn bản nguồn ban hành luật. Với văn bản áp dụng luật, cơ sở của nó chính là một hoặc nhiều văn bản quy phạm pháp luật thậm chí còn dựa vào các văn bản áp dụng luật của người có thẩm quyền ban hành. Vì vậy, văn bản áp dụng luật thì không phải là văn bản nguồn luật.

Ví dụ áp dụng pháp luật

Ví dụ: Xử một việc phạm tội, giải quyết một vụ tranh chấp về dân sự, kinh tế… xác định quyền hoặc nghĩa vụ của một công dân,…. Áp dụng pháp luật phải tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định trong một bộ luật, luật cụ thể hay kết hợp những văn bản khác liên quan trực tiếp đến vấn đề cần giải quyết để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Ví dụ: Khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên tham gia vào quan hệ pháp luật mà các bên đó không tự giải quyết được như: tranh chấp về quyền thừa kế, tranh chấp về hợp đồng,…

Mọi thắc mắc Quý vị chưa được giải đáp về bài viết văn bản áp dụng pháp luật là gì? có thể liên hệ tới luathoangphi.vn, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp, trân trọng!

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mặt trước hộ chiếu là mặt nào?

Theo Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 (Luật Xuất nhập cảnh), hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân...

Thủ tục sang tên sổ đỏ từ bố mẹ sang con 2024

Theo quy định tài khoản 1 điều 164 Luật đất đai 2013 thì cha mẹ có quyền thực hiện chuyển quyền sử dụng đất sang cho con thông qua hình thức chuyển nhượng hoặc tặng cho quyền sử dụng...

Hệ thống pháp luật và ngành luật là gì?

Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn, giải thích về vấn đề: Hệ thống pháp luật và ngành luật là...

Dân có quyền kiểm tra giấy tờ công an không?

Người dân có năm cách giám sát hoạt động của lực lượng công an trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông căn cứ quy định tại Thông tư số 67/2019 của Bộ Công an về việc thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông....

Vi phạm hành chính là gì? Xử lý vi phạm hành chính?

Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn về vấn đề: Vi phạm hành chính là gì? Xử lý vi phạm hành...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi