Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Vai trò của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động?
  • Thứ năm, 21/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4252 Lượt xem

Vai trò của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động?

Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, BLLĐ và Luật Công đoàn năm 2012 quy định Công đoàn Việt Nam là tổ chức duy nhất có quyền đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động tại đơn vị sử dụng lao động

 

1. Khái niệm vai trò của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động

Căn cứ Điều 188 Bộ luật lao động năm 2012 quy định như sau:

– Công đoàn cơ sở thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động; tham gia, thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động, quy chế dân chủ ở doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; tham gia, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động; đối thoại, hợp tác với người sử dụng lao động xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.

– Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm hỗ trợ công đoàn cơ sở thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1 điều này; tuyên truyền giáo dục, nâng cao hiểu biết về pháp luật về lao động, pháp luật về công đoàn cho người lao động.

– Ở những nơi chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện trách nhiệm như quy định tại khoản 1 điều này.

– Tổ chức công đoàn các cấp tham gia với cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp và tổ chức đại diện người sừ dụng lao động để trao đổi, giải quyết các vấn đề về lao động.

Vai trò của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động?

 Vai trò của tổ chức công đoàn

2. Bình luận và phân tích vai trò của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động

Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, BLLĐ và Luật Công đoàn năm 2012 quy định Công đoàn Việt Nam là tổ chức duy nhất có quyền đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động tại đơn vị sử dụng lao động, có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển quan hệ lao động. Trong BLLĐ đã có tới hơn 40 Điều luật đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến quyền, trách nhiệm của tổ chức công đoàn trong việc đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong đơn vị sử dụng lao động.

Trong đó, Điều 188 quy định đầy đủ, cụ thể vai trò của các cấp công đoàn trong quan hệ lao động. Đây là cơ sở pháp lý để tổ chức công đoàn các cấp thực hiện thống nhất quyền hạn, trách nhiệm của mình đối với người lao động cũng như phối hợp chặt chẽ với đon vị sử dụng lao động và cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các vấn đề của quan hệ lao động.

Trước hết, đối với tổ chức công đoàn cơ sở, theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Công đoàn năm 2012, công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Đây là cấp công đoàn gắn bó trực tiếp với người lao động, có vai trò rất quan trọng trong quan hệ lao động. Công đoàn cơ sở không chỉ đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các đoàn viên công đoàn mà còn đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích cho cả những người lao động không phải là đoàn viên công đoàn.

Nội dung đại diện và bảo vệ người lao động của tổ chức công đoàn cơ sở được thể hiện trong tất cả các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động, tập thể lao động trong quan hệ lao động như: tham gia xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động, quy chế dân chủ ở doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; được tham khảo ý kiến khi người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc vì lý do kinh tế hoặc doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, công nghệ, xử lý kỷ luật lao động, tạm đình chỉ công việc người lao động V.V..

Bởi, những vấn đề về việc làm, tiền lương, thu nhập… là những vấn đề liên quan đến lợi ích thiết thân của người lao động khi “bán” sức lao động và là vấn đề dễ bị người sử dụng lao động lạm dụng đưa ra những quyết định làm ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động nói riêng, tập thể lao động nói chung. Ngoài ra, công đoàn cơ sở còn tham gia thương lượng tập thể, ký kết và giám sát thực hiện thỏa ước lao động tập thể, xây dựng quy chế dân chủ tại đơn vị, đồng thời tham gia, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động, đối thoại, hợp tác với người sử dụng lao động xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức. Việc tham gia của tổ chức công đoàn cơ sở ở những lĩnh vực trên nhằm bảo đảm hơn quyền và lợi ích của người lao động khi tham gia quan hệ lao động. Từ đó, giúp các bên hiểu biết nhau hơn nhằm duy trì quan hệ lao động lâu dài.

Đối với tổ chức công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Công đoàn năm 2012, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở là một cấp trong hệ thống tổ chức công đoàn, trực tiếp thực hiện quyền công nhận công đoàn cơ sở, chỉ đạo hoạt động công đoàn cơ sở và liên kết công đoàn cơ sở theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Đó chính là Liên đoàn Lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; công đoàn ngành địa phương; công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; công đoàn tổng công ty và một số công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đặc thù khác (gọi chung là công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở). Với tư cách là cấp công đoàn trung gian, làm cầu nối giữa Liên đoàn lao động cấp tỉnh và công đoàn ngành với công đoàn cơ sở, có vai trò quan trọng trong việc đại diện và bảo vệ quyền lợi người lao động. Để công đoàn cơ sở thực hiện tốt vai trò của mình, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm hỗ trợ công đoàn cơ sở thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của công đoàn cơ sở. Đồng thời, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở còn có trách nhiệm tuyên truyền giáo dục, nâng cao hiểu biết về pháp luật về lao động, pháp luật về công đoàn cho người lao động.

Đặc biệt, điểm mới so với trước đây, là khoản 3 Điều 188 đã quy định ở những nơi chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện trách nhiệm như công đoàn cơ sở. Vì trên thực tế, không phải đơn vị sử dụng lao động nào cũng thành lập được tổ chức công đoàn cơ sở. Theo Báo cáo tổng kết đánh giá 15 năm thực hiện BLLĐ của Bộ Lao động — Thương binh và Xã hội thì có tới 80% doanh nghiệp dân doanh và 60% doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài chưa thành lập công đoàn cơ sở. Do vậy, theo quy định trước đây, nếu đơn vị không thành lập công đoàn cơ sở thì không có ai đại diện và bảo vệ cho người lao động, trừ trường hợp trong lĩnh vực đình công thì tập thể lao động ở nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở có thể bầu đại diện để tổ chức và lãnh đạo đình công (Điều 172 a BLLĐ cũ). Việc quy định sự tham gia của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở vào quan hệ lao động nhằm khắc phục thực trạng này, hướng đến “phủ kín” công đoàn trong các đơn vị, từ đó bảo đảm tốt hơn quyền, lợi ích của người lao động, tập thể lao động trong đơn vị không/chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, tránh tình trạng bất bình đẳng về quyền và lợi ích giữa những người lao động khi tham gia quan hệ lao động về các quyền thương lượng tập thể, ký kết thỏa ước lao động tập thể, quyền được đại diện tham gia khi người sử dụng lao động ban hành nội quy lao động, xây dựng quy chế lương, quy chế thưởng…

Tuy nhiên, quy định công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện vai trò đại diện cho tập thể lao động tại nơi chưa có công đoàn cơ sở, có thể làm phát sinh một số điểm chưa hợp lý. Ví dụ, vì không do người lao động trực tiếp bầu ra thì cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở liệu có đủ khả năng, điều kiện để đại diện cho ý chí chung của tập thể ỉao động không? Hơn nữa, khi không hoạt động thường xuyên tại đơn vị sử dụng lao động, liệu cán bộ công đoàn này có đủ am hiểu về tình hình thực tế của đơn vị (công nghệ, vốn, doanh thu, quản lý lao động…) cũng như điều kiện cùa người lao động, tập thể lao động (số lượng, chất lượng lao động, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, thu nhập…) để đưa ra quan điểm, ý kiến xác đáng trong việc bảo vệ người lao động không? Ngoài ra, với số lượng lớn các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn, thì trong chỉ tiêu được biên chế, cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở liệu có thực hiện tốt được vai trò này không?

Vai trò của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động?

Đối với tổ chức công đoàn các cấp nói chung, khoản 4 Điều 188 quy định các cấp công đoàn này có vai trò trong việc tham gia với cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp và tổ chức đại diện người sử dụng lao động để trao đổi, giải quyết các vấn đề về lao động. Điều này đã thể hiện sự chú trọng của Nhà nước đến sự phối hợp của ba bên (tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và cơ quan quản lý nhà nước) trong việc tổ chức cũng như giải quyết các vấn đề của quan hệ lao động- Sự tham gia của ba chủ thể theo cơ chế ba bên sẽ góp phần xây dựng và duy trì quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ. Đúng như nguyên tắc xác lập quan hệ lao động và sự tham gia của các chủ thể này quy định ở Điều 7 BLLĐ: “Công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động tham gia cùng với cơ quan nhà nước hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ; giám sát việc thi hành các quy định của pháp luật về lao động; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động”.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi