Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm
  • Thứ hai, 23/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2807 Lượt xem

Ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm

Tôi đã đem thế chấp mảnh đất của mình tại Ngân hàng N (có đăng ký giao dịch bảo đảm) và với một người bạn làm ăn cũ (không có đăng ký giao dịch bảo đảm). Vậy trong trường hợp tôi không trả được nợ, tài sản bảo đảm sẽ được xử lý như thế nào?

Câu hỏi

Tôi hiện là chủ một doanh nghiệp. Để có vốn đầu tư vào dây chuyền sản xuất mới, tôi đã đem thế chấp mảnh đất của mình tại Ngân hàng N, có đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật. Trước đó khoảng một tháng, tôi đã thế chấp mảnh đất này cho anh Tùng, bạn làm ăn cũ, để vay tiền. Tôi đã đưa cho anh Tùng giữ giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng mảnh đất đó, nhưng không đi đăng ký giao dịch bảo đảm. Tôi muốn hỏi luật sư: trong trường hợp tôi không trả được nợ, tài sản bảo đảm sẽ được xử lý như thế nào? Tôi muốn ưu tiên thanh toán cho bạn làm ăn của mình trước được không? Cảm ơn luật sư!

Trả lời:

Thứ nhất: Về thứ tự ưu tiên thanh toán theo quy định của pháp luật:

Theo quy định Điều 325 Bộ luật Dân sự năm 2005:

Thứ tự ưu tiên thánh toán khi xử lý tài sản bảo đảm được xác định như sau:

–  Trong trường hợp giao dịch bảo đảm được đăng ký thì việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm được xác định theo thứ tự đăng ký;

– Trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự mà có giao dịch bảo đảm có đăng ký, có giao dịch bảo đảm không đăng ký thì giao dịch bảo đảm có đăng ký được ưu tiên thanh toán;

–  Trong trường hợp một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự mà các giao dịch bảo đảm đều không có đăng ký thì thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập giao dịch bảo đảm.

Như vậy, đối với tình huống của bạn, việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm phải căn cứ vào việc đăng ký giao dịch đảm bảo, giao dịch đảm bảo có đăng ký sẽ được ưu tiên thanh toán trước. Vậy, Ngân hàng N sẽ được ưu tiên thanh toán trước khi xử lý tài sản bảo đảm. 

Thứ hai: Về việc bạn muốn ưu tiên thanh toán cho bạn làm ăn của mình:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 350 Bộ luật Dân sự 2005:

Trong trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ về tài sản thế chấp thì khi chấm dứt thế chấp phải hoàn trả cho bên thế chấp giấy tờ về tài sản thế chấp;

Như vậy, việc “giữ giấy tờ về tài sản thế chấp” là do các bên thoả thuận, việc giữ giấy tờ không phải là căn cứ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản bảo đảm. Thứ tự ưu tiên thanh toán cũng không phụ thuộc vào việc “giữ giấy tờ về tài sản thế chấp”, đồng thời, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của bạn. Do đó, khi xử lý tài sản bảo đảm, Ngân hàng N được ưu tiên thanh toán theo đúng quy định của pháp luật.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi