Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn tranh chấp quyền nuôi con khi không có đăng ký kết hôn
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 935 Lượt xem

Tư vấn tranh chấp quyền nuôi con khi không có đăng ký kết hôn

Chị tôi chung sống và có con chung với một người đàn ông đã có gia đình. Sau khi sinh con, gia đình kia không nhận con nên chị tôi muốn chia tay, từ đó tới giờ người đàn ông kia thường xuyên làm phiền gia đình tôi. Vậy tôi muốn hỏi ai sẽ là người có quyền nuôi con và người đàn ông kia sẽ bị xử lý như thế nào?

Câu hỏi:

Chị ruột tôi quen một người đàn ông đã có vợ và hai con, hai người yêu nhau và chung sống như vợ chồng mặc dù anh này chưa ly hôn vợ, cả hai đều không có việc làm. Tới năm 2011, chị tôi có thai và sinh một bé trai. Thời gian này, mối quan hệ giữa hai người không tốt, thường xuyên xảy ra cãi vã và đánh nhau. Chị tôi đòi chia tay nhưng anh ta không đồng ý, liên tục hù dọa đòi bắt con và giết con. Anh ta đã có tiền án một lần bị bắt và hưởng án treo vì tội đánh bạc trái phép nhưng tôi nghe nói anh ta đã chạy tội và xóa hết án. Từ lúc bé sinh ra tới nay đều ở với gia đình bên ngoại và được gia đình yêu thương chăm sóc, gia đình anh ta lúc còn nhỏ không nhận bé nhưng nay bé lớn được 5 tuổi thì nhận bé là cháu nội. Bé nhập hộ khẩu bên nhà tôi và gia đình tô vẫn chăm sóc cho bé ăn học đàng hoàng. Ngày 28/7 anh ta tới và nói chở bé đi chơi, nhưng tới 12h tối, anh ta không chở bé về mà gọi điện năn nỉ chị tôi ra nói chuyện, tôi và chị tôi ra gặp anh ta và yêu cầu anh ta đưa bé cho tôi chở về, anh ta đòi nói chuyện riêng nhưng chị tôi không chịu, sau đó anh ta lớn tiếng và cả gia đình anh ta đánh đập chị tôi, tôi và bé, anh ta dọa se giết bất cứ ai đụng vào bé và khi tôi giữ bé thì anh ta xông tới bóp cổ tôi và chị tôi. Chị tôi đòi báo công an nhưng gia đình anh ta thách đố kiểu quen biết công an phường ở đó. Vậy nếu trong trường hợp như vậy thì ai là người nuôi cháu và phải làm thế nào để anh ta không làm phiền gia đình tôi nữa?

Trả lời:

Chào bạn, với câu hỏi của bạn Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Việc chị gái bạn và người đàn ông đã có vợ chung sống với nhau như vợ chồng khi anh kia chưa ly hôn là hành vi trái pháp luật. Tuy nhiên, căn cứ Điều 15 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định: “Quyền và nghĩa vụ giữa nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ con”. Vậy quyền nuôi con sẽ được phân định căn cứ theo Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014:

” 1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Tư vấn tranh chấp quyền nuôi con khi không có đăng ký kết hôn
Như vậy, trong trường hợp này bé đã được năm tuổi nên quyền nuôi con sẽ do vợ chồng thỏa thuận, nếu không thể thỏa thuận thì tòa án sẽ giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con và các điều kiện thực tế của bố mẹ. Nếu chị gái bạn đáp ứng các điều kiện về tài chính cũng như tinh thần và có thể đảm bảo được lợi ích cho con thì chị gái bạn hoàn toàn có thể giành quyền nuôi con thuộc về mình.
Về việc anh ta đánh đập và làm phiền gia đình bạn thì có thể áp dụng quy định tại Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 để giải quyết trường hợp trên nhé.Căn cứ theo Điều 104 Bộ luật hình sự thì:

” 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.”
Bạn có thể căn cứ cụ thể vào Điều luật trên để xem xét mức độ thương tích cũng như các tình tiết trong hành vi của người đàn ông kia để yêu cầu cơ quan công an điều tra và xử lý về hành vi trên.
Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi