Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Tội tham ô tài sản qua Tổng đài 1900 6557
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1079 Lượt xem

Tư vấn Tội tham ô tài sản qua Tổng đài 1900 6557

Trong thực tế, hiện nay nhiều người vẫn nhầm lẫn về các hành vi cấu thành tội nhận hối lộ và tham ô tài sản, để khách hàng có cái nhìn đầy đủ về tội danh này TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT1900 6557 với các Luật sư và chuyên viên tư vấn pháp lý cao cấp sẽ tư vấn về TỘI THAM Ô TÀI SẢN để khách hàng tham khảo.

Trong giai đoạn hiện nay thì tham nhũng được coi là “quốc nạn” nên tội tham ô tài sản cần được quan tâm xử lý hơn bao giờ hết. Có thể nói, tội tham ô được pháp luật hình sự quy định từ rất sớm để kiểm soát cũng như có chế tài cụ thể đối với hành vi tham nhũng của người có chức vụ, quyền hạn, đặc biệt là các cán bộ, công chức Nhà nước. Quốc hội cũng đã nhiều lần sửa đổi bổ sung để hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn. Vậy, Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như thế nào về Tội tham ô tài sản ?

Tổng đài tư vấn hình sự trực tuyến, gọi: 1900 6557

Tội tham ô tài sản được quy định tại Điều 353 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:

“Điều 353. Tội tham ô tài sản

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

đ) Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;

e) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng;

g) Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động […]“.

Yếu tố cấu thành Tội tham ô tài sản

Theo quy định tại điều luật trên thì tội tham ô tài sản gồm 4 yếu tố cơ bản sau:

– Chủ thể: Chủ thể của tội tham ô tài sản là người có chức vụ, quyền hạn, đồng thời phải là người có trách nhiệm quản lý đối với tài sản chiếm đoạt. Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ. Người có trách nhiệm quản lý tài sản, tức là có trách nhiệm đối với tài sản được Nhà nước giao quản lý. 

– Khách thể: Hành vi phạm tội đã xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế của Nhà nước và xâm phạm quyền sở hữu tài sản của cơ quan tổ chức nêu trên.

– Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý. Người phạm tội biết rõ họ là người có trách nhiệm về tài sản, lợi dụng chức vụ trong quản lý tài sản chiếm đoạt tài sản ấy là trái pháp luật, nguy hiểm cho xã hội, tuy nhiên người phạm tội đã mong muốn chiếm đoạt tài sản.

– Mặt khách quan: Hành vi chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý bằng thủ đoạn lợi dụng chức vụ quyền hạn. Khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, người phạm tội phải lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình về việc quản lý tài sản. Nếu hành vi chiếm đoạt tài sản không lợi dụng chức vụ thì không coi là tội tham ô, tùy từng trường hợp mà hành vi ấy được định tội về tội trộm cắp, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Bàn về tội tham ô tài sản, Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 có điểm mới so với Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 đó là: đối với người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì không thi hành án tử hình đối với họ. Đây là quy định thể hiện tính nhân đạo của Bộ luật hình sự mới.

CẦN LÀM GÌ ĐỂ ĐƯỢC KẾT NỐI VỚI TỔNG ĐÀI TƯ VẤN HÌNH SỰ 1900 6557?

Do tội tham ô có nhiều tương đồng với các tội danh khác thuộc nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý về kinh tế, dễ gây nhầm lẫn nên các vụ án cần được tiến hành một cách khách quan và toàn diện, hoạt động tranh tụng tại phiên tòa rất cần được tiến hành đúng qui định của pháp luật tố tụng. Nếu các tình tiết của vụ án được xem xét đầy đủ thì việc xác định tội danh sẽ chính xác, không làm oan sai người bị truy tố và không bỏ lọt tội phạm, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Do đó, việc nghiên cứu kỹ tội danh Tham ô tài sản để áp dụng đúng đắn và thống nhất là rất cần thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay.

Khi cần tư vấn, khách hàng hãy nhấc máy và GỌI TỚI TỔNG ĐÀI TƯ VẤN: 1900 6557 để được các chuyên viên tư vấn của chúng tôi tư vấn.

– Khách hàng có thể dùng điện thoại cố định hoặc di động và KHÔNG cần nhập mã vùng điện thoại khi gọi tới Tổng đài 1900 6557

– Thời gian làm việc của Tổng đài tư vấn: 1900 6557 bắt đầu từ 8h sáng đến 9h tối tất cả các ngày trong tuần.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi