Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Giáo dục – Đào tạo Trường hợp nào giáo viên bị xuống hạng?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1702 Lượt xem

Trường hợp nào giáo viên bị xuống hạng?

Bên cạnh trường hợp nào giáo viên bị xuống hạng thì hiện nay, các trường hợp giáo viên để không bị xuống hạng cũng cần đáp ứng một số tiêu chuẩn theo quy định mới

Theo quy định mới hiện hành có một số trường hợp giáo viên sẽ bị xuống hạng. Như vậy, để biết được bản thân mình có nằm trong đối tượng giáo viên không được bổ nhiệm sang hạng chức danh nghề nghiệp mới hay không, các giáo viên phải nắm bắt được quy định mới về các trường hợp nào giáo viên bị xuống hạng. Hãy cùng chúng tôi tìm  hiểu về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

Trường hợp nào giáo viên bị xuống hạng

Kể từ ngày 20-3-2021, những nhóm đối tượng giáo viên sau đây sẽ không được bổ nhiệm sang hạng chứng danh nghề nghiệp mới tương ứng:

1.Giáo viên mầm non hạng II cũ (mã số V.07.02.04) chưa đạt các tiêu chuẩn của hạng tương ứng thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III mới (mã số V.07.02.26).

2.Giáo viên tiểu học hạng II cũ (mã số V.07.03.07) chưa đạt các tiêu chuẩn của hạng II mới thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III mới (mã số V.07.03.29).

3.Giáo viên trung học cơ sở hạng II cũ (mã số V.07.04.11) chưa đạt các tiêu chuẩn của hạng II mới thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III mới (mã số V.07.04.32).

4.Giáo viên trung học cơ sở hạng I cũ (mã số V.07.04.10) chưa đạt các tiêu chuẩn của hạng I mới thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II mới (mã số V.07.04.31).

Lưu ý: Nội dung nêu trên áp dụng đối với giáo viên mầm non đã có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng sư phạm trở lên; giáo viên tiểu học, trung học cơ sở đã có bằng cử nhân ngành đạo tạo giáo viên trở lên hoặc bằng cử nhân chuyên ngành phụ hợp (có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm). Những giáo viên chưa đạt chuẩn thì tiếp tục giữ hạng đã được bổ nhiệm trước đó cho đến khi đạt chuẩn với đối tượng bắt buộc học lên để đạt chuẩn, tiếp tục giữ hạng cho đến khi về hưu đối với đối tượng không thuộc diện phải nâng chuẩn.

Điều kiện chuyển hạng cho giáo viên các cấp từ 20/3/2021

Với các trường hợp giáo viên bị xuống hạng, pháp luật quy định điều kiện chuyển hạng cho giáo viên các cấp như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu điều kiện chuyển hạng cho giáo viên các cấp:

Từ ngày 20/3/2021, giáo viên các cấp sẽ được bổ nhiệm và chuyển xếp lương theo hạng mới được quy định. Cụ thể:

Hạng cũHạng mới
Mầm non

Đạt chuẩn

Hạng IV mã số V.07.02.06

Hạng III mã số V.07.02.05

Hạng III mã số V.07.02.26
Hạng II mã số V.07.02.04Hạng II mã số V.07.02.25
Hạng I mã số V.07.02.24 (nếu trúng tuyển thăng hạng)

Chưa đạt chuẩn

Hạng II mã số V.07.02.04 không đạt tiêu chuẩn của hạng II mã số V.07.02.26– Bổ nhiệm vào Hạng III mã số V.07.02.26

– Sau khi đạt tiêu chuẩn thì bổ nhiệm lên hạng II mã số V.07.02.26 mà không phải thăng hạng

Hạng IV mã số V.07.02.06 chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lênGiữ nguyên mã số V.07.02.06 cho đến khi đạt chuẩn thì bổ nhiệm vào hạng III mã số V.07.02.26 hoặc cho đến khi nghỉ hưu
Tiểu học

Đạt chuẩn

Hạng IV mã số V.07.03.09

Hạng III mã số V.07.03.08

Hạng III mã số V.07.03.29
Hạng II mã số V.07.03.07Hạng II mã số V.07.03.28
Hạng I mã số V.07.03.27 (nếu trúng tuyển thăng hạng)

Chưa đạt chuẩn

Hạng IV mã số V.07.03.09 chưa có bằng cử nhân đào tạo giáo viênGiữ nguyên mã số V.07.02.09 cho đến khi đạt chuẩn thì bổ nhiệm vào hạng III mã số V.07.02.29 hoặc cho đến khi nghỉ hưu
Hạng III mã số V.07.03.08 chưa có bằng cử nhân ngành đào tạo giáo viênGiữ nguyên hạng III mã số V.07.03.08 cho đến khi đạt chuẩn thì bổ nhiệm vào hạng III mã số V.07.03.29 hoặc đến khi nghỉ hưu
Hạng II mã số V.07.03.07 chưa đạt chuẩn của hạng II mã số V.07.03.28– Bổ nhiệm vào hạng III mã số V.07.03.29

– Sau khi đạt chuẩn của hạng II mã số V.07.03.28 thì bổ nhiệm vào hạng II mã số V.07.03.28 mà không phải thăng hạng

THCS

Đạt chuẩn

Hạng III mã số V.07.04.12Hạng III mã số V.07.04.32
Hạng II mã số V.07.04.11Hạng II mã số V.07.04.31
Hạng I mã số V.07.04.10Hạng I mã số V.07.04.30

Chưa đạt chuẩn

Hạng III mã số V.07.04.12 chưa có bằng cử nhân ngành đào tạo giáo viênGiữ nguyên mã số V.07.04.12 cho đến khi đạt chuẩn thì bổ nhiệm vào hạng III mã số V.07.04.32 hoặc cho đến khi nghỉ hưu
Hạng II mã số V.07.04.11 chưa đạt chuẩn của hạng II mã số V.07.04.31– Bổ nhiệm vào hạng III mã số V.07.04.32

– Sau khi đạt chuẩn hạng II mã số V.07.04.31 thì bổ nhiệm lên hạng II mã số V.07.04.31 mà không phải thăng hạng

Hạng I mã số V.07.04.10 chưa đạt chuẩn của hạng I mã số V.07.04.30– Bổ nhiệm vào hạng II mã số V.07.04.31

– Sau khi đạt chuẩn thì bổ nhiệm lên hạng I mã số V.07.04.30 mà không phải thăng hạng

THPT

Hạng III mã số V.07.04.12Hạng III mã số V.07.04.32
Hạng II mã số V.07.04.11Hạng II mã số V.07.04.31
Hạng I mã số V.07.04.10 

Hạng I mã số V.07.04.30

 

Các tiêu chuẩn khác của giáo viên theo quy định mới

Bên cạnh trường hợp nào giáo viên bị xuống hạng thì hiện nay, các trường hợp giáo viên để không bị xuống hạng cũng cần đáp ứng một số tiêu chuẩn theo quy định mới. Cụ thể:

– Tiêu chuẩn về nhiệm vụ:

Giáo viên mầm non hạng II có nhiệm vụ làm báo cáo viên hoặc dạy minh họa tại các lớp bồi dưỡng giáo viên mầm non cấp trường trở lên, tham gia ban giám khảo các hội thi cấp học mầm non từ cấp trường trở lên…

Giáo viên THCS phải tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; tham gia nghiên cứu khoa học; hoàn thành hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục theo quy định…

– Tiêu chuẩn về đạo đức, nghề nghiệp:

Giáo viên tiểu học: Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp…

Giáo viên THPT: Thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh…

– Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

Giáo viên THPT hạng I: Bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên với giáo viên THPT, chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng I.

Giáo viên THCS hạng II: Bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên THCS; chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II…

– Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

Giáo viên THCS hạng III: Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên THCS hạng III và có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao…
Giáo viên tiểu học hạng III: Vận dụng được kiến thức về giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục học sinh…

Như vậy, có thể thấy theo quy định mới, trình độ, chuyên môn (trong đó có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp) chỉ là một trong các tiêu chuẩn để bổ nhiệm giáo viên sang hạng mới theo quy định của bốn Thông tư.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về vấn đề trường hợp nào giáo viên bị xuống hạng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề pháp lý mong Quý độc giả đặt câu hỏi cho chúng tôi để chúng tôi giải đáp thắc mắc của Quý độc giả.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (3 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Học sinh tiểu biểu và học sinh xuất sắc cái nào cao hơn?

Học sinh Tiêu biểu hoàn là danh hiệu khen thưởng đối với học sinh thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công...

Học sinh có được mang điện thoại đến trường không?

Không cấm học sinh mang điện thoại đến trường nhưng học sinh không được sử dụng điện thoại khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho...

Giáo viên có được yêu học sinh không?

Pháp luật lao động và viên chức đều không cấm hành vi giáo viên yêu học sinh. Tuy nhiên, tình yêu thầy trò khi học sinh, sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường vẫn là vấn đề khá nhạy cảm bởi có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình giáo dục đào tạo và giảng dạy, hiện tượng tiêu cực "gạ tình đổi...

Giáo viên và giảng viên khác nhau như thế nào?

Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung...

Giáo viên có được nhuộm tóc, xăm hình không?

Nhuộm tóc và xăm hình không phải là những hành vi bị cấm, hay vi phạm quy định về trang phục, tác phong, lề lối, nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi