Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Trường hợp nào cơ quan điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 11233 Lượt xem

Trường hợp nào cơ quan điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra?

Đình chỉ điểu tra là một trong hai hình thức kết thúc hoạt động điều tra, mà nội dung của nó là dựa trên những lý do và căn cứ nhất định chấm dứt mọi hoạt động nhằm phát hiện, thu thập, kiểm tra, đánh giá những thông tin dùng làm chứng cứ để giải quyết vụ án hình sự.

1. Quy định về đình chỉ điều tra Theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Theo quy định tại Điều 230 – Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về Đình chỉ điều tra như sau:

“1. Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 và Điều 157 của Bộ luật này hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự;

b) Đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.

2. Quyết định đình chỉ điều tra ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định, lý do và căn cứ đình chỉ điều tra, việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trả lại tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có), việc xử lý vật chứng và những vấn đề khác có liên quan.

Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả bị can thì có thể đình chỉ điều tra đối với từng bị can.

3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định đình chỉ điều tra kèm theo hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra, nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra có căn cứ thì Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra để giải quyết theo thẩm quyền; nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra không có căn cứ thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra phục hồi điều tra; nếu thấy đủ căn cứ để truy tố thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết định truy tố theo thời hạn, trình tự, thủ tục quy định tại Bộ luật này.”

2. Tư vấn và bình luận về trường hợp nào cơ quan điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Thứ nhất: Đình chỉ điểu tra là một trong hai hình thức kết thúc hoạt động điều tra, mà nội dung của nó là dựa trên những lý do và căn cứ nhất định chấm dứt mọi hoạt động nhằm phát hiện, thu thập, kiểm tra, đánh giá những thông tin dùng làm chứng cứ để giải quyết vụ án hình sự.

Đình chỉ điều tra được áp dụng khi quá trình điều tra vụ án mà mặc dầu chưa đi đến chứng minh một cách có chắc chắn rằng vụ việc xảy ra không có đủ những dấu hiệu của một tội phạm xảy ra nhưng có căn cứ pháp lý cho thấy rằng không thê truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện những hành vi liên quan đến vụ việc đó.

Thứ hai: Khác với tạm đình chỉ điều tra, việc dừng các hoạt động điểu tra ở đây không có ý nghĩa tạm thời mà là kết thúc hoạt động điều tra.

–  Đình chỉ điều tra là kết cục của một quá trình hoạt động điều tra, khi xuất hiện lý do khách quan theo quy định của pháp luật không thể xử lý hình sự đối với người thực hiện hành vi (khi người bị hại rút yêu cầu khởi tố) hoặc do khả năng chủ quan của cơ quan điều tra, bằng các hoạt động điều tra không thể chứng minh đuợc hành vi phạm tội khi thời hạn điều tra đã hết và theo quy định của pháp luật phải ngừng các hoạt động đó.

–  Quy định về đình chỉ điều tra có ý nghĩa xã hội sâu sắc ở chỗ thiết lập sự công bằng cần thiết giữa lợi ích công và lợi ích riêng của cá nhân con người (người bị hại, người bị khởi tố); là xác lập một trong những giới hạn cần thiết của quá trình điều tra (về mặt thời gian). Đình chỉ điều tra còn là một giải pháp có ý nghĩa chủ động trong việc đề phòng những vi phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dàn. Bằng việc kịp thời’ chấm dứt quá trình phát hiện, thu thập, kiểm tra, đánh giá những thông tin, tài liệu liên quan đến một vụ việc xảy ra đã được khởi tố về hình sự, khi không có căn cứ xác đáng kết luận về vụ việc đó trong thời hạn luật định hoặc khi việc điều tra tiếp theo có thể gây tiếp tổn hại cho người bị hại, việc đình chỉ điều tra có giá trị củng cô’ và xác lập công lý.

–  Quy định về đình chỉ điều tra còn nhằm khắc phục những sai lầm có thể xảy ra trong quá trình nhận thức đánh giá những tình tiết khách quan về vụ việc xảy ra mang dấu hiệu vụ án hình sự…

Thứ ba: Đình chỉ điều tra phải tuân theo những nguyên tắc, trình tự, thủ tục mà Bộ luật tố tụng hình sự quy định. Điều luật quy định về các trường hợp đình chỉ điều tra theo những lý do nhất định, những điều kiện để đình chỉ điều tra và trình tự, thủ tục thực hiện việc đình chỉ điều tra.

–     Theo quy định tại Điều luật, thì chỉ được đình chỉ điều tra khi có một trong những lý do đê đình chỉ điều tra sau đây:

+ Thứ nhất, người bị hại rút yêu cầu khởi tố đối với nhũng vụ án chỉ khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Theo quy định tại khoản 2 Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự (Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại), đối với những vụ án chí khởi tố theo yêu cầu của người bị hại thì vụ án phải được đình chỉ khi người bị hại rút yêu cầu khởi tố;

+ Thứ hai, có căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự. Khi trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra phát hiện và xác định: có căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự theo Điều 157 của Bộ luật tố tụng hình sự;

+ Thứ ba, khi đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm. Hết thời hạn điều tra được hiểu là hết thời hạn đã gia hạn lần cuối cùng theo luật định.

Thứ tư: Điều luật quy định khi đình chỉ điều tra, cơ quan điều tra phải làm bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra.

–     Vì đình chỉ điều tra là một hình thức kết thúc điều tra nên phải có bản kết luận điều tra. Bản kết luận điểu tra phải tuân thủ những quy định tại khoản 1, khoản 2 của Điều 232 Bộ luật tố tụng hình sự. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 234, Bản kết luận điều tra phải nêu rõ quá trình điều tra, lý do và căn cứ đình chỉ điều tra.

–     Quá trình điều tra được diễn đạt theo trình tự thời gian và các biện pháp tiến hành điều tra cũng như những kết quả mà cơ quan điều tra thu được. Đổng thời với việc diễn đạt lý do đình chỉ điều tra như đã nói trên, cơ quan điều tra phải phân tích chỉ rõ căn cứ cụ thể để cơ quan điều tra quyết định đình chỉ.

–     Căn cứ đình chỉ trong mỗi một trường hợp nói trên là khác nhau. Trong trường hợp thứ nhất, với lý do người bị hại rút yêu cầu khởi tố thì trong Bản kết luận điều tra phải ghi rõ căn cứ khoản 2 Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự và chỉ rõ căn cứ vào điều luật nào của Bộ luật hình sự quy định về tội đã phạm và tính chất của hành vi của người bị khởi tố; sự phù hợp của hành vi bị khởi tố với quy định của điều luật, chỉ rõ yêu cầu không khởi tố của người bị hại được phản ánh bằng hình thức nào. Bản kết luận phải viện dẫn những văn bản, những quy định cũng như những dẫn liệu về sự phù hợp của các tình tiết khách quan của vụ việc với các quy định buộc phải đình chỉ điều tra.

–  Trong trường hợp thứ hai, trong Bản kết luận điều tra phải chỉ rõ căn cứ nào không được khởi tố vụ án hình sự tại khoản nào của Điều 157 của Bộ luật tố tụng hình sự.

–  Trong trường hợp thứ ba, lý do hết thời hạn điều tra phải được chứng minh bằng các căn cứ được ghi trong các điều khoản quy định về thời hạn điều tra (Điều 172, Bộ luật tố tụng hình sự ), ghi rõ thời hạn cho phép đối với việc điều tra vụ việc cụ thể đang được tiến hành, thời điểm bắt đầu tiến hành điều tra và khẳng định thời hạn điều tra đã hết. Đồng thời, phải chỉ rõ việc chưa chứng minh được tội phạm.

–  Cùng với Bản kết luận điều tra, cơ quan điều tra ra Quyết định đình chỉ điều tra.

–  Trong Quyết định đình chỉ điều tra phải ghi rõ căn cứ huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn (nếu đã áp dụng), ghi rõ việc trả lại đồ vật, tài liệu đã tạm giữ (nếu có) và những vấn đề khác có liên quan.

–  Điều luật quy định, nếu trong một vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả các bị can, thì có thể đình chỉ điểu tra đối với từng bị can. Trong trường hợp đó, nội dung Quyết định đình chỉ điều tra cũng sẽ phải phản ánh những nội dung nêu trên.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
1.4/5 - (100 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi