Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tổ chức công đoàn
  • Thứ năm, 21/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1837 Lượt xem

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tổ chức công đoàn

Tương ứng với các quyền của tổ chức công đoàn của người lao động và cán bộ công đoàn cơ sở và nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn tại cơ sở

 

1. Khái niệm trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tổ chức công đoàn

Theo quy định tại Điều 192 Bộ luật lao động năm 2012 như sau:

– Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.

– Phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho công đoàn cấp trên cơ sở tuyên truyền, vận động phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.

– Bảo đảm các điều kiện để công đoàn cơ sở hoạt động theo quy định tại Điều 193 của Bộ luật này.

– Phối hợp với công đoàn cơ sở xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ, quy chế phối hợp hoạt động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mỗi bên.

– Tham khảo ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở trước khi ban hành các quy định có liên quan đến quyền, nghĩa vụ, chế độ chính sách đối với người lao động.

– Khi người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn họp đồng lao động thì được gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ.

– Khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác, kỷ luật sa thải đối với người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách thì phải thỏa thuận bằng văn bản với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành cấp trên trực tiếp cơ sở.

Trong trường họp không thỏa thuận được, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Trường hợp không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động, Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người lao động có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo thủ tục, trình tự do pháp luật quy định.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tổ chức công đoàn

 Trách nhiệm của người sử dụng lao động

2. Bình luận và phân tích trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tổ chức công đoàn

Tương ứng với các quyền của tổ chức công đoàn của người lao động và cán bộ công đoàn cơ sở, và nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn tại cơ sở, Điều 192 với 7 khoản, đã bổ sung thêm và cụ thể hơn so với trước đây về trách nhiệm của người sử dụng lao động. Cụ thể, có thể khái quát các trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tổ chức công đoàn như sau:

– Về trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn. Vì, người sử dụng lao động là một bên của quan hệ lao động, có vai trò rất lớn trong việc đảm bảo các điều kiện cho người lao động tham gia tổ chức công đoàn. Các điều kiện thuận lợi trong trường hợp này đó là tôn trọng quyền công đoàn của người lao động, không cản trở, gây khó khăn cho người lao động khi thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, không có hành vi phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc, các quyền và nghĩa vụ khác vì lý do người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn… Quy định này nhằm phù hợp với Điều 189 về quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động và Điều 190 về các hành vi nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động.

– Về trách nhiệm phối hợp với tổ chức công đoàn trong việc thực hiện các hoạt động công đoàn. Cụ thể, khoản 2 của điều luật quy định người sử dụng lao động phải có trách nhiệm phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức công đoàn cấp trên cơ sở trong việc tuyên truyền, vận động phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở.

Trường hợp người lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm tạo điều kiện để công đoàn cấp trên bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách tại đơn vị. Khoản 4 điều này cũng quy định người sử dụng lao động phải có trách nhiệm phối hợp với công đoàn cơ sở trong việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ tại cơ sở theo quy định tại khoản 3 Điều 63 BLLĐ và Nghị định số 60/2013/NĐ- CP, xây dựng và thực hiện quy chế phù hợp hoạt động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mỗi bên. Mục đích nhằm thống nhất ý chí các bên trong việc thực hiện những nhiệm vụ chung. Khi các bên độc lập, bình đẳng, cùng tìm kiếm kết quả ở những vấn đề các bên cùng quan tâm thì chắc chắn sẽ đưa ra cách giải quyết nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Về trách nhiệm bảo đảm việc làm cho cán bộ công đoàn. Khoản 6 Điều 192 đã bổ sung thêm quy định mới so với trước đây. Đó là, khi người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn hợp đồng lao động thì được gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ. Quy định này thể hiện sự chú trọng của pháp luật trong việc bảo vệ cán bộ công đoàn cơ sở. Khi họ được người lao động tín nhiệm bầu ra thì họ được bảo đảm việc làm cho đến hết nhiệm kỳ, không phụ thuộc vào khoản 2 Điều 22 BLLĐ về thời hạn của hợp đồng lao động.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tổ chức công đoàn

Đồng thời, với tư cách là người đại diện tập thể lao động, việc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt họp đồng lao động, chuyển làm công việc khác hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách phải được Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành cấp trên trực tiếp cơ sở đồng ý. Trong trường hợp không thống nhất ý kiến, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Trường hợp không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động, Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người lao động có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo thủ tục, trình tự do pháp luật quy định tại Chương XIV BLLĐ và Bộ luật Tố tụng dân sự.

– Về trách nhiệm bảo đảm các điều kiện để công đoàn hoạt động trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Bao gồm các điều kiện về vật chất và bảo đảm quyền lợi cho cán bộ công đoàn, kể cả cán bộ công đoàn không chuyên trách và cán bộ công đoàn chuyên trách. Do ý nghĩa quan trọng của trách nhiệm này trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn và để phù hợp với Luật Công đoàn, BLLĐ đã tách thành một Điều luật riêng (Điều 193).

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn. 

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi