Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Trách nhiệm cán bộ làm mất chứng minh thư của người vi phạm
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 895 Lượt xem

Trách nhiệm cán bộ làm mất chứng minh thư của người vi phạm

Cán bộ làm mất chứng minh thư của tôi thì phải chịu trách nhiệm như thế nào thưa Luật sư. Tôi có thể yêu cầu cán bộ đó có trách nhiệm với việc đã làm mất chứng minh của tôi không? nếu được thì thủ tục ra sao và gửi đến cơ quan nào? tôi xin cảm ơn!

 

Câu hỏi:

Tôi thuê trọ nhưng chủ trọ không đăng ký tạm trú khi công an phường đến kiểm tra thì có yêu cầu tôi xuất trình giấy chứng minh nhân dân rồi giữ luôn không có lập biên bản và nói tôi hôm sau đến phường để nộp phạt với số tiền là 200.000đ. Nộp phạt xong tôi xin nhận lai giấy chứng minh của mình thì cán bộ thụ lý bảo là giấy chứng minh của tôi bi thất lạc ( mất). Như vậy Luật Sư cho tôi hỏi là cán bộ đó làm đúng hay sai, tôi có thể yêu cầu cán bộ đó có trách nhiệm với việc đã làm mất chứng minh của tôi không? nếu được thì thủ tục ra sao và gửi đến cơ quan nào? tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Về câu hỏi của bạn, luật sư của Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Thứ nhất: Theo Điều 9 Nghị định số 05/1999/NĐ – CP đã được sửa đổi bổ sung bằng Nghị định 170/2007/ NĐ- CP và Nghị định 106/2013 về chứng minh nhân dân thì việc kiểm tra chứng minh nhân dân được quy định như sau:

“1. Cán bộ, công chức và những người của các cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ bảo vệ, giải quyết công việc có liên quan đến công dân được quyền yêu cầu công dân xuất trình Chứng minh nhân dân trước khi giải quyết công việc.

2.Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân và Công an xã trong khi làm nhiệm vụ được quyền kiểm tra, kiểm soát Chứng minh nhân dân của công dân tại nơi công cộng hoặc phạm vi địa bàn quản lý.”

Vậy, theo điều luật trên có thể khẳng định, khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra vấn đề đăng ký tạm trú của bạn, phía Công an phường yêu cầu bạn xuất trình giấy chứng minh nhân dân để kiểm tra là đúng quy định của pháp luật.

Thứ hai: Về việc tạm giữ chứng minh nhân dân thì khoản 2 Điều 10 Nghị định số 05/1999/NĐ-CP có quy định như sau:

2. Chứng minh nhân dân của công dân bị tạm giữ trong các trường hợp sau:

a)Có hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật phải bị tạm giữ Chứng minh nhân dân;

Công dân được nhận lại Chứng minh nhân dân khi chấp hành xong quyết định xử lý vi phạm hành chính; hết thời hạn tạm giam, chấp hành xong án phạt tù; chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.”

Do bạn đã có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về việc đăng ký tạm trú nên phía cơ quan Công an hoàn toàn có thể tạm giữ chứng minh thư của bạn nhằm mục đích đảm bảo bạn sẽ chấp hành quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Sau khi bạn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì sẽ trả lại bạn chứng minh nhân dân đã thu giữ.

Thứ ba: Về việc cán bộ quản lý làm mất giấy chứng minh thư của bạn. Theo Điều 13 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định như sau:

Điều 13. Bồi thường thiệt hại

1.Người vi phạm hành chính nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.

Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.

2.Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xử lý vi phạm hành chính gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”

Đồng thời, theo Điều 9, Điều 10 Nghị định 115/2013/NĐ-CP:

“Điều 9. Trách nhiệm trong quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu

1.Người ra quyết định tạm giữ, tịch thu có trách nhiệm quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.

2.Trường hợp tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo, hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ, tịch thu chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Người trực tiếp quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra quyết định tạm giữ, tịch thu về việc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện”

Điều 10. Quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu

1.Khiếu nại, tố cáo hành vi, quyết định trái pháp luật của người có thẩm quyền tạm giữ, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

2.Kiểm tra trước khi nhận lại tang vật, phương tiện khi hết thời hạn bị tạm giữ.

3.Yêu cầu cán bộ quản lý lập biên bản về việc tài sản trong thời gian tạm giữ bị mất, đánh tráo, hư hỏng, thiếu hụt và yêu cầu cơ quan quản lý tang vật, phương tiện bồi thường theo quy định của pháp luật

Như vậy, theo các căn cứ trên, trường hợp cơ quan Công an tạm giữ giấy chứng minh nhân dân của bạn và làm mất là sai. Khi việc bị mất chứng minh thư nhân dân gây ra thiệt hại cho bạn, bạn có thể yêu cầu cán bộ quản lý lập biên bản về việc này và yêu cầu cơ quan công an bồi thường theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi