Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai theo quy định của Bộ luật hình sự
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 13435 Lượt xem

Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai theo quy định của Bộ luật hình sự

Lấn chiếm đất được hiểu là việc tự tiên chuyển dịch mốc giới sang đất công cộng hoặc đất của người khác để mở rộng diện tích đất của mình đây cũng được coi là lấn chiếm đất trong trường hợp đất do Nhà nước tạm giao hoặc cho mượn trong thời gian thi công công trình rồi không trả lại đất và việc sử dụng đất công cộng hoặc đất của người khác mà không được pháp luật cho phép.

Đất đai là một tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bổ các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng.

Tuy nhiên trên thực tế thấy được rằng việc vi phạm các quy định về việc sử dụng đất hiện nay diễn ra ngày càng phổ biến, nội dung sau sẽ tư vấn về tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai theo quy định của Bộ luật hình sự.

Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai là gì?

Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai là hành vi lấn chiếm đất hoặc là chuyển quyền sử dụng đất, sử dụng đất trái với các quy định của Nhà nước về việc quản lý và sử dụng đất.

Tội vi phạm các quy định sử dụng đất đai được quy định tại Điều 228 Bộ luật hình sự như sau:

Điều 228. Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai

1. Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Tư vấn tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai

Thứ nhất: Các yếu tố cấu thành tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai

–  Mặt khách quan:

Về hành vi, phải có một trong các hành vi sau:

+ Lấn chiếm đất. Lấn chiếm đất được hiểu là việc tự tiên chuyển dịch mốc giới sang đất công cộng hoặc đất của người khác để mở rộng diện tích đất của mình. Cũng được coi là lấn chiếm đất trong trường hợp đất do Nhà nước tạm giao hoặc cho mượn trong thời gian thi công công trình rồi không trả lại đất và việc sử dụng đất công cộng hoặc đất của người khác mà không được pháp luật cho phép.

+ Chuyển quyền sử dụng đất trái với các quy định của Nhà nước. Được hiểu là việc chuyển quyền sử dụng đất cho người khác trong trường hợp không có đủ các điều kiện chuyển quyền sử dụng đất. (Ví dụ: chuyển quyền sử dụng đất khi chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hoặc tuy có đủ điều kiện nhưng không thực hiện đúng các trình tự thủ tục do Nhà nước quy định (Ví dụ: chuyển quyền sử dụng đất nhưng không đăng ký, không làm hợp đồng theo quy định của Nhà nước).

Luật Đất đai và Bộ Luật Dân sự quy định bảy hình thức chuyển quyền sử dụng đất bao gồm: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, tặng cho, góp vốn quyền sử dụng đất.

+ Sử dụng đất trái với quy định của Nhà nước. Được hiểu là việc người sử dụng đất đã không thực hiện đúng quy định của Nhà nước về sử dụng đất sai mục đích…

Các dấu hiệu khác: Hành vi nêu trên phải gây hậu quả nghiêm trọng thì mới truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản. Người thực hiện một trong các hành vi nêu trên mà không gây hậu quả nghiêm trọng thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

Trong trường hợp không gây hậu quả nghiêm trọng nhưng hoặc đã bị xử phạt hành chính về một trong các hành vi nêu trên, hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì người có hành vi nêu trên vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

–  Khách thể

Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến chế độ quản lý và sử dụng đất đai của Nhà nước, xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của người khác.

–  Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện tội này với lỗi cố ý.

–  Chủ thể

Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Thứ hai: Khung hình phạt tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai

Mức hình phạt của tội danh này được chia thành ba khung, cụ thể như sau:

+  Khung một (khoản 1).

Có mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản nêu ở mặt khách quan.

+ Khung hai (khoản 2).

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Tái phạm nguy hiểm.

+Hình phạt bổ sung (khoản 3)

Ngoài việc phải chịu một trong các hình phạt chính nêu trên, thì tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng (và chỉ được áp dụng khi hình phạt chính không phải là phạt tiền).

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi