Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2937 Lượt xem

Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên

Vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên, được hiểu là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng với các quy định (chế độ) về quản lý đối với các khu bảo tồn thiên nhiên (như rừng Cúc Phương…).

1. Thế nào là tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên theo Bộ luật hình sự 2015?

Theo quy định tại Điều 245 Bộ luật hình sự năm 2015 về Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên như sau:

“1. Người nào vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

b) Gây thiệt hại đến cảnh quan, hệ sinh thái tự nhiên trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn thiên nhiên có tổng diện tích từ 300 mét vuông (m2) đến dưới 500 mét vuông (m2);

c) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong những hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Gây thiệt hại về tài sản 200.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại đến cảnh quan, hệ sinh thái tự nhiên trong phân khu bảo tồn nghiêm ngặt của khu bảo tồn thiên nhiên có tổng diện tích từ 500 mét vuông (m2) trở lên;

c) Có tổ chức;

d) Sử dụng công cụ, phương tiện, biện pháp bị cấm;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”

2. Bình luận về tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên theo Bộ luật hình sự 2015

Thứ nhất: Các yếu tố cấu thành tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên.

Mặt khách quan: Măt khách quan của tôi này có môt tronẹ các dấu hiệu sau:

–  Về hành vi:

Có hành vi không thực hiện hoặc không đúng với các quy định về quản lý đối với các khu bảo tồn thiên nhiên.

–  Dấu hiệu khác:

Người thực hiện hành vi trên phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Khách thể:

Hành vi nêu trên xâm phạm đến chế độ quản lý, bảo vệ môi trường, xâm phạm đến chế độ bảo vệ đặc biệt của nhà nước đối vối khu bảo tồn thiên nhiên.

Mặt chủ quan:

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Chủ thể:

Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Thứ hai: về hình phạt.

Mức hình phạt của tội này được chia thành ba khung, cụ thể như sau:

–  Khung một (khoản 1).

Có mức hình phạt là phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản nêu ở mặt khách quan.

–  Khung hai (khoản 2).

Có mức phạt tù từ hai năm đến năm năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng đối với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (xem giải thích tương tựở tội hủy hoại rừng).

–  Khung ba (khoản 3).

Có mức phạt tù từ ba năm đến mười năm. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp sau:

+ Có tổ chức.

+ Sử dụng công cụ, phương tiện, biện pháp bị cấm.

+ Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

– Hình phạt bổ sung (khoản 3)

Ngoài việc bị xử phạt một trong các hình phạt chính nêu trên, tùy từng trường hợp người phạm tội còn có thê bị:

+ Phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.

+ Cấm đảm nhiệm chức vụ từ một năm đến năm năm.

+ Cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi