Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3285 Lượt xem

Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác

Làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác được hiểu là hành vi in, vẽ, phôtô hoặc bất kỳ hình thức nào khác để tạo ra séc giả, các giấy tờ có giá giả khác.

1. Thế nào là tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác theo Bộ luật hình sự 2015?

Theo quy định tại Điều 208 – Bộ luật hình sự năm 2015 về Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác như sau:

“1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội trong trường hợp công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác có trị giá tương ứng từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

3. Phạm tội trong trường hợp công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác có trị giá tương ứng từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

4. Phạm tội trong trường hợp công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác có trị giá tương ứng từ 300.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác

Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả

2. Tư vấn và bình luận về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác theo Bộ luật hình sự 2015

Thứ nhất: Các yếu tố cấu thành tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác.

Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:

–  Đối với tội làm công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác. Được thể hiện qua hành vi in, vẽ, phôtô… để tạo ra các đối tượng này giống như thật (nhằm làm cho người khác bị nhầm lẫn tưởng lầm là séc thật, giấy tờ có giá trị thật).

–  Đối với tội tàng trữ công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác. Được thể hiện qua hành vi cất giữ các đối tượng nêu trên một cách trái pháp luật (như giấu trong nhà, chôn dưới đất…).

–  Đối với tội vận chuyển công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác. Được thể hiện qua hành vi đưa các đối tượng nêu trên từ nơi này đến nơi khác bằng bất kỳ phương thức nào (đường sông, đường bộ…) với bất kỳ phương tiện gì.

–  Đối với tội lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác. Được thể hiện qua hành vi sử dụng các đối tượng nêu trên để thanh toán như là séc thật, các giấy tờ có giá trị thật.

Khách thể:

Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến các quy định về quản lý tài chính (các phương tiện thanh toán) của Nhà nước.

Mặt chủ quan:

Người phạm tội thực hiện tội phạm nêu trên với lỗi cố ý.

Chủ thể:

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Thứ hai: về hình phạt.

Mức hình phạt của tội này được chia thành ba khung, cụ thể như sau:

– Khung một (khoản 1).

Có mức phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản (một trong các hành vi) mô tả ở mặt khách quan đối với từng tội.

– Khung hai (khoản 2).

Có mức phạt tù từ năm năm đến mười hai năm. Được áp dụng trong trường hợp nghiêm trọng.

– Khung ba (khoản 3).

Có mức phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm. Được áp dụng trong trường hợp rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

– Hình phạt bổ sung (khoản 4)

Ngoài việc phải chịu một trong các hình phạt chính nêu trên, thì tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị:

+ Phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.

+ Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi