Trang chủ Thông tin cần biết #1 Tìm hiểu chi tiết Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức
  • Thứ hai, 27/03/2023 |
  • Thông tin cần biết |
  • 6544 Lượt xem

#1 Tìm hiểu chi tiết Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức

Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức được thành lập bao gồm các tòa chuyên trách là Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa gia đình và người chưa thành niên, Tòa xử lý hành chính và Tòa kinh tế.

Quyết định 1111 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập thành phố Thủ Đức sắp xếp các đơn vị hành chính trên địa bàn thành phố Thủ Đức, theo đó sẽ giải thể Tòa án nhân dân quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức và thành lập Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức. Tuy nhiên, do chưa hoàn thiện nên các Tòa cũ vẫn tiếp tục tiếp nhận đơn. Vì thế, trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn, cung cấp thông tin chính về Tòa án nhân dân quận Thủ Đức.

Vị trí, chức năng của Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức

Pháp luật Việt Nam hiện nay không có quy định về vị trí, chức năng của Tòa án nhân dân cấp huyện mà chỉ quy định vị trí, chức năng của ngành Tòa án nói chung, theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức có vị trí, chức năng như sau:

– Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.

– Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định.

– Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Địa chỉ Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức

Tòa án nhân dân quận Thủ Đức hiện nay có trụ sở tại số 18 đường 6, phường Linh Chiều, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

Còn về thông tin địa chỉ Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức, khi nào có thông tin chính thức chúng tôi sẽ cập nhật thông tin đến Quý vị.

Giờ làm việc Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức

Tòa án nhân dân có thời gian làm việc trong ngày tương tự với các cơ quan hành chính nhà nước khác. Cụ thể:

Buổi sáng: 08h00 – 11h30

Buổi chiều: 13h30 – 17h00

Đối với thời gian làm việc trong tuần, theo Công văn số 141A/TANDTC-VP ban hành ngày 23 tháng 4 năm 2020 thì kể từ ngày 24 tháng 4 năm 2020 quy định các Tòa án nhân dân lên lịch xét xử cả vào thứ bảy, chủ nhật. Tuy nhiên, công văn này chỉ nhắc đến lịch xét xử sẽ được thực hiện vào thứ bảy, chủ nhật nên các Tòa sẽ có thời gian làm việc trong tuần sẽ khác nhau và tùy từng tòa cụ thể.

Số điện thoại Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức

Do Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức đang trong thời gian hoàn tất sắp xếp, vì thế các thắc mắc người dân vẫn có thể liên hệ với số điện thoại của Tòa án nhân dân quận Thủ Đức qua 1 trong 3 số điện thoại sau:

Số điện thoại 1: 028.38.972.148

Số điện thoại 2: 028.37.220.859

Số điện thoại 3: 028.38.972.149

Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức

Tại Tòa án nhân dân quận Thủ Đức 1 Chánh án, 2 Phó Chánh án và 9 Thẩm phán đang làm việc.

Chánh ánVũ Tất Trình
Phó Chánh ánTôn Văn trung

Nguyễn Thị Thu Phương

Thầm phánNguyễn Thị Kim Hoa

Huỳnh Văn Trực

Tôn Trung Tuấn

Nguyễn Minh Hiếu

Phạm Thị Thu

Mai Thị Thanh Tú

Cao Thị Hiền Lũy

Nguyễn Thị Thu Thủy

Mai Thị Mỹ Tiên

Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức

Theo quy định tại Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức có các nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

– Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.

Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.

– Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội, áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân.

Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.

– Khi thực hiện nhiệm vụ xét xử vụ án hình sự, Tòa án có một số quyền theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân.

-Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của luật tố tụng.

– Xử lý vi phạm hành chính; xem xét đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước và quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính liên quan đến quyền con người, quyền cơ bản của công dân theo quy định của pháp luật.

– Ra quyết định thi hành bản án hình sự, hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, giảm hoặc miễn chấp hành hình phạt, xóa án tích, miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước; thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật hình sự, Luật thi hành án hình sự, Luật thi hành án dân sự.

Ra quyết định hoãn, miễn, giảm, tạm đình chỉ chấp hành biện pháp xử lý hành chính do Tòa án áp dụng và thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.

– Trong quá trình xét xử vụ án, Tòa án phát hiện và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm trả lời Tòa án kết quả xử lý văn bản pháp luật bị kiến nghị theo quy định của pháp luật làm cơ sở để Tòa án giải quyết vụ án.

– Bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.

– Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức thực hiện quyền hạn khác theo quy định của luật.

Trên đây là một số chia sẻ của luathoangphi.vn về Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức trong chuyên mục Tòa án nhân dân. Trường hợp cần tư vấn hãy liên hệ đến tổng đài 19006557 để được hỗ trợ.

>>>>> Tham khảo: Mẫu đơn xin ly hôn

Đánh giá bài viết:
4.7/5 - (16 bình chọn)

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bắc Giang

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bắc Giang có nhiệm vụ trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp; cấp hoặc từ chối cấp đăng ký doanh...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Hà Nam

Phòng Đăng ký Kinh doanh tỉnh Hà Nam là phòng chuyên môn của Sở Kế hoạch và Đầu tư, có chức năng tham mưu giúp Ban Giám đốc Sở về lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp và quản lý hệ thống thông tin về doanh nghiệp trên phạm vi toàn...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Phước (SĐT, Email, Địa chỉ)

Thông tin về Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Phước được chúng tôi tổng hợp, chia sẻ tới Quý độc giả trong bài viết này. Do đó, Quý vị đừng bỏ...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Phú Thọ ở đâu?

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Phú Thọ có nhiệm vụ Hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh...

SĐT, Địa chỉ Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Vĩnh Phúc

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin về Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi