Trang chủ Thông tin cần biết Tòa án nhân dân là gì? Chức năng của Tòa án nhân dân?
  • Thứ hai, 27/03/2023 |
  • Thông tin cần biết |
  • 3101 Lượt xem

Tòa án nhân dân là gì? Chức năng của Tòa án nhân dân?

Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp, có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Một trong những câu hỏi chúng tôi được nhiều nhất trong thời gian qua đó là giải đáp thắc mắc liên quan đến Toà án nhân dân là gì? cùng câu hỏi Khi thực hiện nhiệm vụ xét xử vụ án hình sự thì Tòa án có những quyền gì?

Hiểu rõ những thắc mắc của Khách hàng nên trong nội dung bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đem đến những thông tin hữu ích để Khách hàng tham khảo.

Tòa án nhân dân là gì?

Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp, có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Tòa án nhân dân có nhiệm vụ xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các vụ việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội, áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân.

Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng và phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.

Toà án nhân dân là cơ quan xét xử của Nhà nước ta. “Toà án xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật”(Điều 1 Luật Tổ chức Toà án nhân dân do Quốc hội thông qua ngày 2/4/2002). Là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, Toà án nhân dân có một hệ thống, một cơ cấu tổ chức nhất định.

Hệ thống các Toà án nhân dân ở nước ta bao gồm:

– Toà án nhân dân tối cao;

– Các Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Toà án nhân dân cấp tỉnh);

– Các Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Toà án nhân dân cấp huyện);

– Các Toà án quân sự;

– Các Toà án khác do luật định.

Trong tình hình đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập Toà án đặc biệt.

Toà án nhân dân tối cao gồm có: Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; Toà án quân sự trung ương; Toà hình sự, Toà dân sự, Toà kinh tế, Toà lao động, Toà hành chính và các Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao, bộ máy giúp việc. Bộ máy Toà án nhân dân tối cao có Chánh án, các Phó chánh án, Thẩm phán, Thư ký toà án.

Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và là cơ quan hướng dẫn các Toà án áp dụng thống nhất pháp luật. Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao gồm có:

– Chánh án, các Phó chánh án Toà án nhân dân tối cao;

– Một số Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao

Chánh án Toà án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội,chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước. Phó chánh án và Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm theo đề nghị của các Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán.

Tòa án quân sự

Toà án quân sự là các Toà án được tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam để xét xử những vụ án mà bị cáo là quân nhân tại ngũ và các vụ án khác theo quy định của pháp luật.

Các Toà án quân sự gồm có: Toà án quân sự trung ương, các Toà án quân sự quân khu và tương đương, các Toà án quân sự khu vực. Các Toà án quân sự có Chánh án, các Phó chánh án, Thẩm phán và Thư ký Toà án. Riêng Toà án quân sự quân khu và khu vực có thêm Hội thẩm quân nhân.

Chánh án, Phó Chánh án và các Thẩm phán Toà án quân sự trung ương do Chủ tịch nước bổ nhiệm theo đề nghị của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán. Chánh án, các Phó chánh án các Toà án quân sự quân khu và khu vực do Chánh án Toà án nhân dân tối cao bổ nhiệm sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Tòa án nhân dân địa phương

Ở Toà án tối cao và các Toà án cấp tỉnh có các Toà hình sự, Toà dân sự, Toà kinh tế, Toà lao động, Toà hành chính là những Toà chuyên trách có chức năng xét xử các vụ án hình sự và giải quyết các vụ việc dân sự, hành chính, kinh doanh thương mại, hôn nhân gia đình và lao động theo quy định của pháp luật tố tụng.

Toà án nhân dân địa phương bao gồm Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Toà án cấp tỉnh) và Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (Toà án cấp huyện).

Cơ cấu của Toà án nhân dân cấp tỉnh gồm có Uỷ ban Thẩm phán, các Toà chuyên trách (Toà hình sự, Toà dân sự, Toà kinh tế, Toà lao động, Toà hành chính) và bộ máy giúp việc. Toà án nhân dân cấp tỉnh có Chánh án, các Phó chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án. Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án theo quy định của pháp luật và bảo đảm việc áp dụng thống nhất pháp luật tại các Toà án địa phương. Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh gồm có Chánh án, các Phó chánh án và một số Thẩm phán do Chánh án Toà án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh.

Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền sơ thẩm những vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng. Toà án nhân dân cấp huyện có Chánh án, một hoặc hai Phó chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án và bộ máy giúp việc.

Thẩm quyền, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân các cấp được quy định trong Luật tổ chức Toà án nhân dân 2002.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân

1. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.

Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.

2. Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội, áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân.

Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.

3. Khi thực hiện nhiệm vụ xét xử vụ án hình sự, Tòa án có quyền:

a) Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Luật sư trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; xem xét việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án;

b) Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các chứng cứ, tài liệu do Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập; do Luật sư, bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác cung cấp;

c) Khi xét thấy cần thiết, trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung; yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc Tòa án kiểm tra, xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;

d) Yêu cầu Điều tra viên, Kiểm sát viên và những người khác trình bày về các vấn đề có liên quan đến vụ án tại phiên tòa; khởi tố vụ án hình sự nếu phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm;

e) Ra quyết định để thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

4. Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của luật tố tụng.

5. Xử lý vi phạm hành chính; xem xét đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước và quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính liên quan đến quyền con người, quyền cơ bản của công dân theo quy định của pháp luật.

6. Ra quyết định thi hành bản án hình sự, hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, giảm hoặc miễn chấp hành hình phạt, xóa án tích, miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước; thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật hình sự, Luật thi hành án hình sự, Luật thi hành án dân sự.

Ra quyết định hoãn, miễn, giảm, tạm đình chỉ chấp hành biện pháp xử lý hành chính do Tòa án áp dụng và thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.

7. Trong quá trình xét xử vụ án, Tòa án phát hiện và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm trả lời Tòa án kết quả xử lý văn bản pháp luật bị kiến nghị theo quy định của pháp luật làm cơ sở để Tòa án giải quyết vụ án.

8. Bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.

9. Thực hiện quyền hạn khác theo quy định của luật.

Nhiệm vụ của Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân 

 “Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong phạm vi chức năng của mình, có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân” (Hiến pháp năm 1992, Điều 126).

Bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ chủ yếu của Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân. Mục đích của việc thực hiện nhiệm vụ này là nhằm phát hiện kịp thời, trừng trị và trấn áp những kẻ phạm tội đồng thời giáo dục, cải tạo người vi phạm và giáo dục mọi người trong xã hội tuân thủ và chấp hành pháp luật. Bằng các hoạt động kiểm sát, công tố và xét xử, Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.

Trên đây là một số chia sẻ của luathoangphi.vn về Tòa án nhân dân là gì? trong chuyên mục Tòa án nhân dân. Trường hợp cần tư vấn hãy liên hệ đến tổng đài 19006557 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bắc Giang

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bắc Giang có nhiệm vụ trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp; cấp hoặc từ chối cấp đăng ký doanh...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Hà Nam

Phòng Đăng ký Kinh doanh tỉnh Hà Nam là phòng chuyên môn của Sở Kế hoạch và Đầu tư, có chức năng tham mưu giúp Ban Giám đốc Sở về lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp và quản lý hệ thống thông tin về doanh nghiệp trên phạm vi toàn...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Phước (SĐT, Email, Địa chỉ)

Thông tin về Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Phước được chúng tôi tổng hợp, chia sẻ tới Quý độc giả trong bài viết này. Do đó, Quý vị đừng bỏ...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Phú Thọ ở đâu?

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Phú Thọ có nhiệm vụ Hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh...

SĐT, Địa chỉ Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Vĩnh Phúc

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin về Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi