Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3873 Lượt xem

Tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử

Vi phạm các qui định về bảo vệ và sử dụng các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng, được hiểu là hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ các qui định pháp luật về quản lý di tích lịch sử, văn hóa, danh lam, thắng cảnh.

Thế nào là tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử – văn hóa, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng?

Tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử – văn hóa, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng   được quy định tại Điều 345 Bộ luật hình sự 2015 như sau:

1. Người nào vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng các di tích lịch sử – văn hóa, danh lam, thắng cảnh, gây hư hại di tích lịch sử – văn hóa, danh lam, thắng cảnh có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; hủy hoại, làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh cấp tỉnh hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội trong trường hợp gây hư hại di tích lịch sử – văn hóa, danh lam, thắng cảnh có giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên hoặc hủy hoại, làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia hoặc cấp quốc gia đặc biệt, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

Theo đó,

Vi phạm các qui định về bảo vệ và sử dụng các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng, được hiểu là hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ các qui định pháp luật về quản lý di tích lịch sử, văn hóa, danh lam, thắng cảnh.

Tư vấn và bình luận về tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử – văn hóa, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng theo Bộ luật hình sự 2015

Các yếu tố cấu thành tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử – văn hóa, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng   

– Mặt khách quan.

hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam, thắng cảnh. Được thể hiện qua hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng, không dầy đủ những quy định về quản lý và bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh làm cho các đối tượng này bị xuống cấp, hư hại nghiêm trọng (Ví dụ: Không có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp kịp thời dẫn đến di tích lịch sử bị sụp đổ).

Lưu ý:

Di tích lịch sử, văn hóa, danh lam, thắng cảnh phải được cơ quan có thẩm quyền công nhận xếp hạng.

+ Di tích lịch sử, văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật cũng như các giá trị văn hóa khác hoặc có liên quan đến những sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hóa, xã hội của dân.

+ Danh lam thắng cảnh là những khu vực thiên nhiên có cảnh đẹp hoặc công trình xây dựng cổ đẹp nổi tiếng (như Vịnh Hạ Long, vườn Quốc gia Cúc Phương, Động Phong Nha- Kẻ Bàng…).

–  Có hành vi vi phạm các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam, thắng cảnh: thể hiện qua việc đưa vào khai thác các lợi ích của di tích lịch sử, văn hóa, danh lam, thắng cảnh với các mục đích khác nhau (như đưa vào khai thác du lịch…) không đúng, không đầy đủ các quy định về bảo vệ sử dụng các đối tượng nêu trên.

+ Dấu hiệu khác.

Hành vi nêu trên phải gây hậu quả nghiêm trọng thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Được hiểu là do thực hiện một trong các hành vi nêu trên đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với di tích lịch sử, văn hóa, danh lam, thắng cảnh như làm cho các đối tượng này bị xuống cấp, hư hại nghiêm trọng phải sửa chữa rất tốn kém…

Nếu hành vi nêu trên chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng thuộc trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi này (nêu ở mặt khách quan), hoặc đã bị kết án về tội phạm này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

– Khách thể.

Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến chế độ quản lý, bảo vệ, sử dụng các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh.

– Mặt chủ quan.

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

– Chủ thể.

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

–  Về hình phạt

+ Khung 1 (khoản 1)

Phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với những hành vi sau:

–  Không tuân thủ quy định về biên tập và duyệt bản thảo nhưng vẫn xuất bản xuất bản phẩm, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm;

–  In trên 2.000 bản đối với từng xuất bản phẩm mà không có xác nhận đăng ký xuất bản, không có quyết định xuất bản hoặc giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh; không có bản thảo đã được ký duyệt theo quy định của pháp luật;

–  Xuất bản, in hoặc phát hành xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành, bị thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy hoặc nhập khẩu trái phép với số lượng 500 bản trở lên đối với từng xuất bản phẩm;

–  Đăng tải trên phương tiện điện tử xuất bản phẩm có nội dung bị cấm theo quy định của pháp luật hoặc không có xác nhận đăng ký xuất bản, không có quyết định xuất bản, không có bản thảo đã được ký duyệt mà xuất bản xuất bản phẩm đó;

– Phạm tội có số lượng xuất bản phẩm dưới mức quy định tại một trong các điểm b hoặc điểm c khoản này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại điểm b và điểm c khoản này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

– Không nộp xuất bản phẩm lưu chiểu nhưng vẫn phát hành xuất bản phẩm, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

+ Khung 2 (khoản 2)

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 117 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

–  Có tổ chức;

–  Thay đổi, làm sai lệch nội dung bản thảo đã được ký duyệt hoặc bản thảo tài liệu không kinh doanh đã có dấu của cơ quan cấp giấy phép xuất bản để xuất bản có nội dung bị cấm theo quy định của Luật xuất bản;

–  Phát hành xuất bản phẩm có nội dung bị cấm theo quy định của Luật xuất bản.

+ Hình phạt bổ sung (khoản 3)

 Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi