Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tội trốn tránh nhiệm vụ được hiểu như thế nào?
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4286 Lượt xem

Tội trốn tránh nhiệm vụ được hiểu như thế nào?

Trốn tránh nhiệm vụ, được hiểu là hành vi của quân nhân tự gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của mình hoặc dùng thủ đoạn gian dốì khác để trốn tránh nhiệm vụ được giao.

1. Thế nào là tội trốn tránh nhiệm vụ?

Tội trốn tránh nhiệm vụ được quy định tại Điều 403 Bộ luật hình sự 2015 như sau:

“1. Người nào tự gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của mình hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác để trốn tránh nhiệm vụ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

b) Lôi kéo người khác phạm tội;

c) Trong thời chiến;

d) Trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;

đ) Trong tình trạng khẩn cấp;

e) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt từ từ 05 năm đến 10 năm.”

Theo đó,  trốn tránh nhiệm vụ, được hiểu là hành vi của quân nhân tự gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của mình hoặc dùng thủ đoạn gian dốì khác để trốn tránh nhiệm vụ được giao.

Tội trốn tránh nhiệm vụ được hiểu như thế nào?

Tư vấn về tội trốn tránh nhiệm vụ

2. Tư vấn và bình luận về tội trốn tránh nhiệm vụ theo quy định của Bộ luật hình sự 2015

Các yếu tố cấu thành tội trốn tránh nhiệm vụ

–  Mặt khách quan

+ Có hành vi tự gây thừơng tích cho mình. Được hiểu là hành vi của quân nhân đã cố ý tạo ra cho mình những thương tích nhất định (như dùng dao chặt đứt ngón tay mình, dùng súng bắn gãy chân mình…) để trốn tránh nhiệm vụ.

+ Có hành vi tự gây tổn hại cho sức khỏe của mình

Tự gây tổn hại cho sức khỏe của mình. Được hiểu là hành vi của quân nhân đã cố ý làm suy giảm sức khỏe của bản thân mình. (Ví dụ: Uống thuốc độc, làm cho cơ thể bị suy kiệt, phù nề…) để không phải thực hiện nhiệm vụ (tức trốn tránh nhiệm vụ).

Hoặc có hành vi dùng thủ đoạn gian dốĩ khác để trốn tránh nhiệm vụ. Được hiểu là hành vi giả bệnh tật, ốm đau nhằm không thực hiện nhiệ vụ được giao.

–  Khách thể

Hành vi nêu trên xâm phạm đến chế độ kỷ luật của Quân đội nhân dân Việt Nam.

–  Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

–  Chủ thể

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ quân nhân nào.

–  Về hình phạt

+ Khung 1 (khoản 1)

Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Được áp dụng trong trường hợp có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan và chủ quan.

+ Khung 2 (khoản 2)

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

– Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

– Lôi kéo người khác phạm tội;

– Trong thời chiến;

– Trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;

– Trong tình trạng khẩn cấp;

– Gây hậu quả nghiêm trọng

+ Khung 3 (khoản 3)

Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt từ từ 05 năm đến 10 năm.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi